backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Triệu chứng rối loạn nhịp tim biểu hiện như thế nào?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 18/07/2023

    Triệu chứng rối loạn nhịp tim biểu hiện như thế nào?

    Triệu chứng rối loạn nhịp tim là cảm giác như tim đập bất thường, có thể là hồi hộp hay đánh trống ngực, kèm theo một số dấu hiệu khác như khó thở, mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu… Một số trường hợp tim đập nhanh hoặc chậm quá mức có thể nghĩ là vô hại nhưng đôi khi đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng và bạn không nên xem thường.

    Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong vài giây và nhịp tim trở lại bình thường ngay sau đó nên khiến rất nhiều bệnh nhân chủ quan, không biết mình mắc bệnh. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể về dấu hiệu rối loạn nhịp tim, khi nào nên đến gặp bác sĩ và cách phòng ngừa trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Nhịp tim là con số cho biết số lần tim của bạn đập trong vòng một phút. Nhịp tim được điều khiển bởi các tín hiệu điện. Nhịp tim có thể khác nhau ở mỗi người. Thông thường, nhịp đập chậm hơn khi bạn nghỉ ngơi, thấp nhất khi đang ngủ sâu và tăng lên khi bạn tập thể dục cường độ cao.

    Nhịp tim là gì?

    Nhịp tim bình thường nằm trong khoảng từ 50 đến 100 nhịp mỗi phút. Triệu chứng rối loạn nhịp tim xuất hiện khi tim đập nhanh hơn 100 nhịp mỗi phút hoặc nhịp tim chậm, đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút. Trong một số trường hợp khác, tim có thể bỏ qua một vài nhịp.

    Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra ở người bình thường, khi sử dụng chất kích thích, sau khi uống một số loại thuốc hoặc trải qua những cảm xúc mạnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là do bệnh lý về tim tiềm ẩn, hay tái phát sẽ đáng lo ngại hơn và luôn cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

    5 triệu chứng rối loạn nhịp tim thường gặp

    Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng. Bác sĩ chỉ có thể phát hiện nhịp tim không đều trong quá trình thăm khám bằng cách bắt mạch, nghe tiếng tim của bạn hoặc thông qua các xét nghiệm như đo điện tâm đồ, siêu âm tim….

    triệu chứng rối loạn nhịp tim là nhịp tim bất thường

    Một số người khác gặp phải những triệu chứng phổ biến như:

    1. Đánh trống ngực, hồi hộp

    Dấu hiệu rối loạn nhịp tim đặc trưng nhất chính là tình trạng tim đập mạnh thình thịch ở trong lồng ngực. Sau nhát đập mạnh, người bệnh có cảm giác hẫng một nhịp, hồi hộp hoặc thấy như tim bị ngừng lại trong giây lát hoặc giống như bị ai đó đấm vào ngực.

    2. Khó thở là triệu chứng rối loạn nhịp tim dễ nhận biết

    Một triệu chứng rối loạn nhịp tim phổ biến khác là khó thở. Khi bị rối loạn nhịp tim, dù tim đập nhanh hay chậm thì hiệu quả bơm máu cũng kém đi, dẫn đến máu bị ứ trệ và khiến áp lực trong phổi gia tăng, làm giảm khả năng trao đổi khí nên gây ra cảm giác bị khó thở.

    3. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

    Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim cũng thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Nguyên nhân là do tim bơm máu kém hiệu quả, tất cả các tế bào trong cơ thể đều không nhận đủ oxy và dưỡng chất, khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi.

    4. Triệu chứng rối loạn nhịp tim: Đau tức ngực

    Đau tức ngực đi kèm với rối loạn nhịp tim là tình huống khá nguy hiểm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý về tim như bệnh mạch vành, cơn nhồi máu cơ tim, hẹp van động mạch chủ khít…

    5. Hoa mắt, chóng mặt

    Trong loạn nhịp tim chậm, cung lượng tim bơm máu lên não kém đi khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí choáng, ngất.

    Những triệu chứng này cũng có thể gặp phải ở người bị nhịp tim nhanh, vì buồng tâm thất (nơi đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể) không có đủ thời gian giãn ra để máu được đổ đầy, gây ra hiện tượng tim co bóp rỗng.

    triệu chứng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng

    Nếu bạn thắc mắc, rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không thì câu trả lời là . Khi rối loạn nhịp tim kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bơm máu của tim sẽ tăng nguy cơ của nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ và tử vong.

    Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Trong một số các trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể là tạm thời và vô hại, nhưng đa phần đều có liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng về tim. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn nhịp tim vừa đề cập ở trên, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt là khi:

  • Có cơn choáng hay ngất
  • Loạn nhịp tim đi kèm với khó thở
  • Đau tức ngực đi kèm với phù ở chân và bụng
  • Gặp tình trạng loạn nhịp tim sau khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
  • triệu chứng rối loạn nhịp tim và khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Hiểu về các triệu chứng rối loạn nhịp tim để biết cách phòng ngừa

    Không phải lúc nào bạn cũng có thể biết trước và ngăn ngừa triệu chứng rối loạn nhịp tim xuất hiện. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Vì thế, hãy:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và tốt cho tim mạch với nhiều loại trái cây, rau xanh, cá và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Duy trì hoạt động thể chất bằng việc tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Điều này được thực hiện thông qua chế độ ăn uống và tập luyện.
  • Không hút thuốc.
  • Hạn chế hoặc tránh caffeine, rượu, nicotine, cocaine bởi chúng gây kích thích nhịp tim.
  • Giảm căng thẳng, vì căng thẳng, sợ hãi, tức giận dữ dội có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Rối loạn nhịp tim có thể gặp phải ở bất kỳ ai và mỗi người đều không thể luôn đảm bảo tình trạng của mình là không bao giờ gặp nguy hiểm. Vì vậy, hãy luôn quan tâm đến sức khỏe sức khỏe tim mạch của mình và duy trì việc tầm soát định kỳ nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

    Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 18/07/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo