backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Vì sao trẻ cắn móng tay? 9 cách loại bỏ thói quen cắn móng tay ở trẻ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Kim · Ngày cập nhật: 27/12/2023

    Vì sao trẻ cắn móng tay? 9 cách loại bỏ thói quen cắn móng tay ở trẻ

    Thói quen cắn móng tay ở trẻ khiến những móng trơ trụi, trầy xước chảy máu. Thậm chí, lúc đang ngồi gần bố mẹ, bé cũng có thể cắn luôn móng của bố mẹ. Nếu không ngăn thói quen này sớm, trẻ có thể nghiện cắn móng tay trong vô thức đến khi lớn lên.

    Bạn không phải là người duy nhất lo lắng đến việc bé có thói quen cắn móng tay. Thói quen này là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ em. Ước tính trung bình có khoảng 50% trẻ em từ 10 – 18 tuổi có thói quen cắn móng. Do đó, khi thấy trẻ cắn móng tay, bạn không nên quát tháo, la mắng mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

    Nguyên nhân khiến trẻ cắn móng tay

    Có rất nhiều lý do khiến trẻ có khuynh hướng cắn móng tay, chẳng hạn khi gặp căng thẳng, lo lắng, thoải mái hay chán nản. Sau đây là những lý do phổ biến dẫn đến trẻ xuất hiện thói quen này:

    1. Bé cắn móng tay vì đang tự an ủi

    Đặt ngón tay vào miệng là phản xạ tự nhiên và khá phổ biến ở trẻ sơ sinh để tạo cảm giác an ủi. Thói quen này, đôi khi, có khả năng sẽ tiếp tục diễn ra khi bé lớn lên. Vì vậy, lý do khiến trẻ mới biết đi có thói quen cắn móng tay là vì muốn có cảm giác thoải mái.

    2. Do bé cảm thấy nhàm chán

    Bạn sẽ nhận thấy trẻ hay cắn móng tay mỗi khi cảm thấy chán hoặc khi không cần sử dụng tay, chẳng hạn lúc xem tivi hay lúc ngồi nghe giảng trong lớp học…

    3. Do di truyền

    Thói quen của bố mẹ cũng có khả năng ảnh hưởng đến con cái thông qua gen di truyền. Nếu thời thơ ấu bạn có thói quen cắn móng tay thì rất có khả năng bé cũng có cùng thói quen đó.

    4. Bắt chước thói quen của người khác

    vì sao trẻ cắn móng tay

    Bé sẽ có xu hướng bắt chước thói quen cắn móng tay từ anh, chị em hoặc các thành viên khác trong nhà. Làm vậy giúp trẻ có cảm giác “tốt” và giống như một người lớn.

    5. Căng thẳng và lo lắng có thể dẫn đến thói quen cắn móng tay ở trẻ

    Trẻ sẽ có xu hướng cắn móng tay khi gặp bất kỳ tình huống nào khó chịu ở môi trường xung quanh khiến bé cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng. Dù là ở nhà hay trường, thói quen cắn móng tay ở trẻ có thể là một số vấn đề sau:

  • Cha mẹ ly hôn
  • Mâu thuẫn giữa cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình
  • Ông bà hoặc người thân mới qua đời
  • Chuyển đến nhà mới
  • Đi học ở ngôi trường mới
  • Bị bắt nạt trong lớp học
  • Áp lực thi đua trong lớp
  • Bị phạt hoặc bị la mắng.
  • Để giúp con vượt qua lo lắng, mời bạn xem thêm

    Trẻ hay cắn móng tay có sao không?

    Thói quen cắn móng tay ở trẻ em hiếm khi gây ra nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là khi trẻ nhai móng tay và cắn lớp da dưới móng. Việc cắn, cạy vào lớp biểu bì dưới móng có thể làm thay đổi về cấu trúc ở chân móng, kéo theo sự thay đổi cách móng mọc ra.

    Tuy nhiên, thông thường, mối lo ngại lớn nhất khi trẻ cắn móng tay là nguy cơ bị nhiễm trùng. Móng tay là nơi mà vi khuẩn thường xuyên tích tụ. Thói quen cắn móng tay có thể khiến vi khuẩn theo đường miệng xâm nhập vào cơ thể bé.

    Hơn nữa, nếu vô tình làm trầy xước lớp biểu bì dưới móng, vi khuẩn cũng có thể tấn công cơ thể qua vết thương hở này. Theo thời gian, vùng da quanh móng có thể bị kích ứng, sưng tấy và nổi mẩn đỏ.

    Thực tế cho thấy, những bé hay cắn móng tay cũng dễ bị cảm lạnh và cúm hơn. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần biết được những cách để trẻ không cắn móng tay.

    trẻ hay cắn móng tay có sao không?

    Cách ngăn trẻ cắn móng tay

    Mặc dù cảm thấy khó chịu khi trẻ có thói quen cắn móng tay, bạn cũng cần phải kiềm chế không la mắng hoặc trừng phạt bé. Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bé từ bỏ thói quen cắn móng tay:

    1. Trò chuyện với trẻ để giải quyết những nỗi lo lắng của con

    Trẻ cắn móng tay phải làm sao? Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện thói quen cắn móng tay ở trẻ. Nếu có nguyên nhân đặc biệt như nhàm chán hoặc căng thẳng, bạn hãy cùng thảo luận với bé để tìm cách khắc phục.

    2. Cảnh báo với trẻ về vi trùng và bệnh tật

    Cách điều trị trẻ cắn móng tay là cho bé biết có rất nhiều vi trùng nằm ở trong móng tay và việc cắn móng tay sẽ giúp vi trùng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều căn bệnh. Do đó, bé cắn móng tay cần ngưng thói quen không tốt này.

    3. Bé cắn móng tay phải làm sao? Thưởng cho trẻ

    Hãy thỏa thuận bạn sẽ tặng một phần thưởng nếu trẻ bỏ được thói quen cắn móng tay. Phần thưởng có thể là một món ăn đặc biệt dùng trong bữa tối hoặc món tráng miệng mà bé yêu thích.

    4. Mua bộ chăm sóc móng tay cỡ nhỏ

    Trẻ cắn móng tay phải làm sao? Một cách trị cắn móng tay khác là mua cho trẻ một bộ chăm sóc móng tay cỡ nhỏ và khen ngợi bộ móng của bé nhìn gọn gàng sau mỗi lần cắt và chăm sóc móng.

    Đồng thời, nói cho bé hay cắn móng tay biết bộ móng lúc bé cắn nhìn không đẹp. Việc này sẽ giúp trẻ có thêm lý do để từ bỏ thói quen cắn móng tay.

    5. Mẹo chấm dứt thói quen cắn móng tay ở trẻ: Tạo vị đắng cho móng

    Bạn không biết làm sao để trẻ không cắn móng tay? Bạn có thể mua thuốc trị cắn móng tay cho bé bán tại các hiệu thuốc.

    Thuốc trị cắn móng tay có công dụng ngăn trẻ cắn móng. Hãy bôi một ít lên móng tay của bé. Sản phẩm có vị rất đắng sẽ nhắc nhở trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay.

    6. Sơn móng tay cho bé

    Với bé gái thích làm điệu, bạn có thể sơn móng tay cho con. Trẻ sợ mất đẹp nên sẽ không cắn móng tay nữa.

    Bạn có thể xem thêm:

    7. Đưa ra một giải pháp thay thế

    trẻ cắn móng tay phải làm sao?

    Khi bé cảm thấy muốn cắn móng tay, bạn hãy đề xuất một việc gì đó để khiến trẻ bận rộn. Ví dụ, bạn có thể đưa bé cầm một quả bóng cao su trong khi đang xem TV.

    8. Dạy trẻ các kỹ thuật tự xoa dịu

    Làm sao để trẻ không cắn móng tay? Bạn có thể dạy con các kỹ thuật tự xoa dịu khác như hít một hơi thật sâu hoặc vuốt ve ngón tay thay vì cắn móng tay.

    9. Kiên nhẫn và thử lại

    Thói quen cắn móng tay ở trẻ cần thời gian để có thể loại bỏ hoàn toàn. Có thể phải mất một thời gian nỗ lực của cả bé và cha mẹ để chấm dứt thói quen xấu này. Do đó, bạn hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con trên chặng đường này nhé!

    Bạn có thể quan tâm:

    Khi đã hiểu được nguyên nhân khiến bé có thói quen cắn móng tay ở trẻ, bạn sẽ giúp trẻ khỏi việc cắn móng tay. Đôi khi, chỉ cần kết hợp một vài phương pháp đơn giản và tình yêu thương, quan tâm, kiên trì, chăm sóc trẻ cũng có thể giúp bé từ bỏ thói quen cắn móng tay ở trẻ này.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Kim · Ngày cập nhật: 27/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo