backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

4 cách giúp bạn từ bỏ một thói quen xấu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Le Minh Phuong · Ngày cập nhật: 19/04/2021

    4 cách giúp bạn từ bỏ một thói quen xấu

    Thói quen là các hành động lặp đi lặp lại một cách có ý thức rồi trở thành vô thức. Bên cạnh những thói quen tốt như ăn sáng, tập thể dục, thiền định thì những thói quen như hút thuốc lá, thức khuya, nặn mụn lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy bạn cần phải làm gì để từ bỏ một thói quen xấu?

    Từ bỏ một (hay nhiều) thói quen xấu không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu bạn hiểu cách thói quen được hình thành, bạn sẽ đối mặt với quá trình này tốt hơn.

    Thói quen được tạo ra như thế nào?

    • Yếu tố kích hoạt. Nó có thể là hành vi có ý thức như ăn khi đói hoặc hay lo lắng trước một sự việc không như ý.
    • Lặp lại. Đây là hành động đi liền với yếu tố kích hoạt. Ví dụ cắn móng tay khi lo lắng. Sự lặp đi lặp lại của hành vi sẽ tạo thành thói quen.
    • Thành quả đạt được sau 1 hành vi sẽ củng cố thói quen. Nếu điều bạn làm tạo cảm giác vui thích hoặc giảm stress, sự phóng thích của dopamine trong bộ não khi làm những việc đó sẽ khiến bạn muốn lặp lại các hành vi này nhiều hơn.

    Để từ bỏ một thói quen: Xác định yếu tố kích hoạt

    từ bỏ một thói quen

    Để xác định yếu tố kích hoạt hình thành thói quen xấu, bạn hãy dành ra vài ngày ghi chép lại những hành vi của mình. Ví dụ như:

    • Hành vi này xảy ra ở đâu?
    • Vào thời gian nào trong ngày?
    • Cảm xúc của bạn khi thực hiện hành vi?
    • Người khác có tác động gì không?
    • Nó có xảy ra ngay sau 1 việc gì đó không?

    Lấy ví dụ bạn muốn ngừng thức khuya quá 12 giờ đêm. Sau khi theo dõi thói quen này, bạn nhận ra rằng bạn có xu hướng thức khuya nếu bạn bắt đầu xem TV hoặc chat chit với bạn bè sau bữa tối, nhưng bạn sẽ ngủ sớm hơn nếu thay bằng đọc sách hoặc đi bộ. Vì thế, bạn quyết định dừng xem TV và tắt điện thoại sau 9 giờ tối trong tuần. Bằng việc loại bỏ các yếu tố kích hoạt này, bạn sẽ khiến mình khó có thể thức khuya hơn.

    Tập trung vào lí do tại sao bạn muốn thay đổi

    Bạn sẽ dễ thay đổi thói quen hơn nếu điều bạn đang cố gắng thực hiện có giá trị hoặc mang lại lợi ích cho bạn. Do đó, hãy viết ra giấy lí do bạn muốn thay đổi thói quen xấu và lợi ích khi đạt được. Sau đó, dán tờ giấy này lên gương, bàn làm việc hay bất kỳ chỗ nào bạn thường đưa mắt tới. Thấy danh sách này thường xuyên sẽ giúp củng cố niềm tin của bạn mỗi khi bạn quay trở lại thói quen cũ.

    Để từ bỏ một thói quen: Thay thế bằng thói quen mới

    từ bỏ một thói quen

    Bạn sẽ dễ dàng thay đổi hành vi của mình hơn khi bạn thay thế thói quen cũ bằng một thói quen mới. Ví dụ, bạn hay sa đà vào những món ăn vặt như kẹo, bánh tráng khi làm việc. Nếu bạn tập trung vào việc cố gắng không nghĩ đến kẹo, bạn sẽ có xu hướng muốn ăn kẹo trở lại khi bạn căng thẳng hay không kiềm chế được cơn đói. Thay vào đó, hãy cho phép mình ăn vặt lành mạnh hơn với sữa chua, các loại hạt hay gạo lứt chiên giòn…

    Việc lặp đi lặp lại hành vi mới sẽ giúp bạn hình thành thói quen mới. Và sau khi nhận thấy mình có được nhiều năng lượng hơn từ việc ăn vặt lành mạnh, sự thèm muốn các món ăn vặt kém lành mạnh hơn sẽ được giảm đáng kể.

    Bạn có thể quan tâm: Bạn đã biết uống nước ép cà rốt đúng cách chưa? 4 hậu quả nghiêm trọng khi uống sai cách.

    Sẵn sàng “mắc sai lầm”

    Từ bỏ một thói quen không hề dễ dàng. Nó cần thời gian, sự kiên nhẫn cũng như bao dung với những lúc bản thân yếu lòng. Những khi bạn quay trở lại với thói quen cũ, hãy tự hỏi bản thân xem tại sao và bạn có thể làm gì khác để giữ mình tiếp tục thay đổi.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cho những lúc quay lại thói quen cũ, khi mà cảm giác khó chịu, trách móc bản thân như kẻ thất bại dễ dàng xảy đến.

    Có thể bạn đang cố gắng từ bỏ thuốc lá và đã thành công trong 3 ngày, tuy nhiên đến ngày thứ 4 bạn hút một điếu và sau đó cảm thấy thật kinh khủng vì mình đã không giữ được lời hứa với bản thân. Những lúc đó hãy nhớ rằng việc hút một điếu thuốc hôm nay không có nghĩa là những ngày qua bạn đã không cố gắng và hãy tự động viên bản thân rằng bạn có thể lựa chọn khác đi vào ngày mai.

    Hy vọng các gợi ý trên sẽ giúp bạn từ bỏ một thói quen và đưa ra lựa chọn mới cho cuộc sống của mình. Đây cũng là cách bạn tạo lập mối quan hệ với bản thân. Việc giữ lời hứa và động viên chính mình những lúc khó khăn sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin và làm chủ cuộc sống hơn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Le Minh Phuong · Ngày cập nhật: 19/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo