backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cha mẹ có thể giúp trẻ bớt lo lắng bằng cách nào?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    Cha mẹ có thể giúp trẻ bớt lo lắng bằng cách nào?

    Trẻ con ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có những mối lo âu, căng thẳng trước những điều mới mẻ đến với chúng trong cuộc sống. Từ việc lần đầu tham dự một bữa tiệc sinh nhật bạn, tham gia thi đấu thể thao, hay chuẩn bị trước kì kiểm tra kề cận,… cũng có thể khiến trẻ lo lắng vô cùng. Là người luôn đồng hành và kề cận con, bạn có thể giúp gì co con những lúc con căng thẳng?

    Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ bớt lo lắng?

    Trước tiên, bạn phải nói chuyện với con về cảm giác lo lắng đó. Bạn nên trấn an và cho con thấy bạn hiểu được cảm giác của chúng như thế nào. Nếu con của bạn đủ lớn, bạn có thể giải thích với con lo lắng là gì và các tác động vật lý mà nó có thể gây ra trên cơ thể chúng ta. Bạn có thể mô tả sự lo lắng giống như một làn sóng dâng lên và sau đó hạ xuống trở đi trở lại.

    Giáo sư Stallard cho rằng với trẻ nhỏ, bạn có thể cùng con luyện tập để phát triển các kỹ năng và chiến lược. Ví dụ, khi con cảm thấy hồi hộp lúc chuẩn bị đến nhà bạn dự sinh nhật, bạn có thể tư vấn cho chúng rằng: “Bố/Mẹ sẽ dẫn con đến bữa tiệc nhà bạn, con hãy tới bấm chuông, giới thiệu và chào hỏi mẹ hoặc bố của bạn con. Sau đó, con hãy tặng quà cho bạn’. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, trẻ phải tự học những kỹ năng và chiến lược này. Chúng ta không thể ở bên trẻ mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ giải quyết mọi vấn đề được.’

    Một số mẹo nhỏ khác để trẻ bớt lo lắng

    Bạn nên hướng dẫn con tự nhận ra các dấu hiệu khi bị lo lắng và dặn trẻ phải đi tìm sự giúp đỡ khi cảm thấy lo lắng.

    • Trẻ em ở mọi độ tuổi đều cảm thấy yên tâm khi có thời gian biểu rõ ràng và thường xuyên. Nếu con bạn cảm thấy lo lắng, cố gắng để trẻ làm quen với việc lên kế hoạch thời gian biểu hàng ngày.
    • Nếu con của bạn lo sợ do các sự kiện gây đau buồn, như một mất người thân hay bố mẹ ly thân, bạn hãy tìm cho con xem các cuốn sách hay bộ phim có các chủ đề và nội dung phim tương tự sẽ giúp con hiểu được cảm xúc của mình.
    • Nếu bạn biết sắp có một sự thay đổi lớn, chẳng hạn như gia đình bạn sắp chuyển nhà, bạn hãy chuẩn bị tinh thần trước cho con bằng cách nói chuyện trước với con về những thay đổi lớn sắp xảy ra và tại sao lại có những thay đổi đó.
    • Cố gắng không để bản thân bạn trở nên quá lo lắng hoặc lo sợ thái quá. Thay vì vậy, bạn hãy ở bên giúp đỡ con tránh bị lo lắng hoặc kích động, khuyến khích trẻ tự tìm cách đối phó để giảm lo lắng.
    • Bạn hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn đơn giản với con, chẳng hạn như hít sâu và thở chậm, hít sâu, đếm từ một đến ba và thở chậm ra. Bạn có thể tham khảo nhiều các kỹ thuật thư giãn khác trên mạng.
    • Bạn có thể làm trẻ mất tập trung để trẻ không còn cảm thấy lo lắng. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về việc đi đến nhà trẻ, bạn hãy chơi trò chơi với con trên đường tới nhà trẻ, chẳng hạn như đố con phát hiện ra chiếc xe có màu đỏ nhất trên đường. Giáo sư Stallard nhận xét: “Đây là một cách để trẻ chuyển sự tập trung chú ý vào những nỗi lo sợ và sợ hãi bên trong sang các hiện tượng bên ngoài, lúc này trẻ sẽ không còn lo lắng’.
    • Bạn hãy làm cho con một hộp dán nhãn “lo lắng’ bằng một hộp giấy cũ. Bạn hãy dặn con bạn viết hoặc vẽ những lo lắng của con và bỏ chúng vào hộp. Sau đó, bạn có thể sắp xếp và nói chuyện với con về những lo ngại này vào cuối ngày hoặc cuối tuần.

    Khi nào con bạn cần sự giúp đỡ của bác sĩ?

    Lo lắng kéo dài và gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày, lúc này con bạn cần được giúp đỡ. Một số trẻ em vượt qua được nỗi sợ của mình, nhưng nếu nỗi sợ của trẻ không tìm được cách để hóa giải trong thời thơ ấu, vào tuổi trưởng thành, con bạn có thể tiếp tục gặp phải các vấn đề phát sinh từ những nỗi sợ này.

    Bạn hãy tìm đến tư vấn với bác sĩ để tìm được những lời khuyên và cách điều trị thích hợp. Nếu nỗi lo ngại hay sợ hãi của con làm ảnh hưởng đến việc học, bạn nên tìm đến giáo viên chủ nhiệm hoặc các thầy cô để thảo luận về các khó khăn và vấn đề mà trẻ đang gặp phải.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo