backup og meta

7 mẹo đơn giản giúp con từ bỏ thói quen xấu

7 mẹo đơn giản giúp con từ bỏ thói quen xấu

Trẻ con luôn có những thói quen xấu. Nhiệm vụ của cha mẹ là phải giúp con từ bỏ thói quen xấu này trước khi chúng trở nên tệ hơn. Vậy phải làm sao mới giúp được bé? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Con người không ai là hoàn hảo cả, ai cũng có một thói quen xấu nào đó như cắn móng tay, ngoáy mũi… Đôi khi, những thói quen này có nguồn gốc từ thời thơ ấu và theo ta đến suốt cuộc đời.

Trẻ con thường ngây thơ và không ý thức được những hành động của mình. Do đó các bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen không tốt. Nếu những thói quen này không được kiểm soát ngay từ đầu, dần dần chúng sẽ trở thành thói quen khó kiểm soát. Đây là lý do tại sao mà khi cha mẹ nhìn thấy bé có những thói quen không tốt thì thường lo lắng và quan tâm.

Làm thế nào để giúp con từ bỏ thói quen xấu?

Việc từ bỏ một thói quen không phải là một điều dễ dàng, tuy nhiên thói quen không phải là vĩnh cửu. Với sự kiên nhẫn, chăm sóc, quan tâm thì ba mẹ hoàn toàn có thể giúp con từ bỏ thói quen xấu này.

1. Đừng chú ý quá nhiều

Ba mẹ quá chú ý đến những thói quen xấu và trừng phạt bé sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực. Bởi sự chú ý ấy sẽ khuyến khích bé lặp lại hành vi xấu đó. Do đó, cách tốt nhất là ba mẹ nên tránh chú ý đến những thói quen không tốt của bé và cho bé thời gian để bé tự từ bỏ.

2. Khen thưởng

Khen ngợi và thưởng cho bé khi bé có những hành động tốt và tránh những thói quen xấu. Điều này giúp bé hiểu những hành động tốt của bé đã được ghi nhận và đánh giá cao. Từ đó, bé sẽ hiểu được điều gì tốt và điều gì xấu.

3. Giáo dục

Bé chỉ có thể tránh được những hành động sai trái khi bé ý thức điều đó là không tốt. Điều đó có nghĩa là ba mẹ phải giải thích cho bé hiểu lý do tại sao hành động đó là không đúng. Khi nhận thức được, tự nhiên bé sẽ không còn hứng thú với điều đó nữa và sẽ dần dần quên đi.

4. Mỗi thời điểm một thói quen

Trẻ con thường xuất hiện nhiều thói quen xấu cùng một lúc. Chính vì vậy, ba mẹ không nên cố gắng bắt bé từ bỏ tất cả cùng một lúc mà hãy ưu tiên loại bỏ những thói quen gây hậu quả nặng nề nhất. Ba mẹ đừng vội vàng mà hãy giữ bình tĩnh với bé. Đừng bao giờ la rầy bé trước mặt bạn bè hoặc người khác. Thay vào đó, bạn hãy nói chuyện riêng với bé.

5. Xác định “gốc rễ” của vấn đề

Nguyên nhân của những thói quen không tốt chủ yếu là do bé bị căng thẳng. Do đó, ba mẹ nên nói chuyện, quan sát bé để xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Lắng nghe vấn đề của bé, kiên nhẫn, cho bé thấy được tình yêu và sự hỗ trợ của ba mẹ để giúp bé thoát được những thói quen này. Hiểu được nguyên nhân cũng giúp ba mẹ tìm ra những phương án thay thế khác để giúp bé loại bỏ những thói quen không tốt.

6. Đặt ra các quy tắc

Thiết lập các quy tắc là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp bé hiểu được nếu bé vi phạm các quy tắc thì bé phải có trách nhiệm và nhận lấy hậu quả. Ngoài ra, đây cũng là một phương pháp để kiểm soát các thói quen không tốt của mình.

7. Nâng cao lòng tin ở bé

Hãy cho thấy rằng bạn luôn có lòng tin ở bé, luôn yêu thương và ủng hộ bé. Ba mẹ hãy cho bé cơ hội để đưa ra quyết định vào những thời điểm quan trọng. Điều này sẽ giúp bé phát triển sự tự tin và kỹ năng ra quyết định.

Giải thích cho bé những điều đúng và điều sai để giúp bé hiểu được hành vi của bản thân và quyết định xem thói quen nào là phù hợp. Sự kiên nhẫn của ba mẹ sẽ giúp bé từ bỏ thói quen xấu một cách dễ dàng.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Simple Tips To Correct Bad Habits In Your Children http://www.momjunction.com/articles/simple-tips-to-correct-bad-habits-in-your-children_002944/?ref=hotpickssidebar

Ngày truy cập 7/9/2017

Bad Habits That Can Hurt Your Kids’ Health http://www.webmd.com/parenting/raising-fit-kids/mood/ss/slideshow-bad-habitsNgày truy cập 7/9/2017

 

Phiên bản hiện tại

08/09/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 08/09/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo