backup og meta

Trẻ 2 tuổi bị vàng da có nguy hiểm? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Trẻ 2 tuổi bị vàng da có nguy hiểm? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Vàng da là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ 2 tuổi bị vàng da lại là dấu hiệu cảnh bảo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy những căn bệnh đó là gì? Cách chữa trị vàng da cho trẻ 2 tuổi hiệu quả nhất là gì?

Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc liên quan đến hiện tượng vàng da ở trẻ 2 tuổi. Đây chắc chắn là những kiến thức bổ ích cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, nhất là những gia đình có trẻ 2 tuổi bị vàng da.

Vàng da là gì?

Vàng da là kết quả của tình trạng gia tăng và tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin thường được gọi là sắc tố mật, là một chất lỏng màu vàng cam được sản xuất trong gan, rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể, đặc biệt là trong việc điều chỉnh hệ tiêu hóa. Bilirubin là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy hồng cầu (hemoglobin), được gan bài tiết ra khỏi cơ thể qua phân. Nếu không được đào thải đủ nhanh ra ngoài, sẽ dẫn đến tình trạng được gọi là tăng bilirubin trong máu. Khi nồng độ bilirubin trong máu cao bất thường sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu thay đổi màu da và lòng trắng mắt, đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khác ít rõ ràng hơn. 

Tình trạng vàng da có thể xảy ra ở cả trẻ 2 tuổi bị vàng da hay trẻ em nói chung và cả người lớn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần phải được điều trị. Đặc biệt, vàng da là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Có hai loại vàng da chính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Vàng da sinh lý: Ảnh hưởng đến khoảng 6/10 trẻ sơ sinh, thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần đầu sau sinh. Vàng da sinh lý xảy ra khi bilirubin không đào thải ra khỏi cơ thể đủ nhanh do gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để phân hủy và bài tiết bilirubin. Tuy nhiên, thông thường, tình trạng này sẽ tự biến mất khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi. Nếu hiện tượng vàng da vẫn tiếp tục kéo dài, có thể cần đến việc thăm khám và điều trị.
  • Vàng da bệnh lý: Các rối loạn khác nhau, chẳng hạn như các bệnh truyền nhiễm, nội tiết (hormone) hoặc di truyền… có thể khiến gan không xử lý được bilirubin như bình thường. Trong những trường hợp đó, vấn đề gây ra vàng da cần phải được tìm ra và điều trị kịp thời.

Mặc dù vàng da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng trẻ 2 tuổi bị vàng da có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như cảnh báo rằng có điều gì đó không ổn trong cách hoạt động của gan.

Dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi bị vàng da

dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da

Để nhận biết trẻ 2 tuổi có bị vàng da hay không, cần quan sát và theo dõi các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị vàng da rõ ràng nhất là da và lòng trắng của mắt có màu vàng. Nếu trẻ có nước da sẫm màu hơn thì màu vàng sẽ được thể hiện rõ hơn ở lòng trắng mắt, móng tay, nướu răng và trên lòng bàn tay, lòng bàn chân của bé (tình trạng trẻ 1-3 tuổi bị vàng da tay chân).
  • Vàng da cũng có thể gây ra thay đổi màu sắc của chất lỏng trong cơ thể như phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu
  • Bé 2 tuổi bị vàng da thường xuyên sốt cao
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi, năng lượng thấp
  • Trẻ 2 tuổi bị vàng da thường buồn nôn và ói mửa
  • Da cực kỳ ngứa
  • Bé 2 tuổi bị vàng da bị giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
  • Ăn mất ngon và thường cảm thấy đắng miệng
  • Ớn lạnh
  • Trẻ 2 tuổi bị vàng da thường đau cơ, đau khớp
  • Bị co giật
  • Mắt đục

Các triệu chứng của vàng da cần được xem xét một cách cẩn thận. Khi trẻ 2 tuổi bị vàng da lòng bàn tay, bàn chân hay có một trong các dấu hiệu trên và bạn hãy đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Nếu xét nghiệm cho thấy hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao bất thường và luôn duy trì ở mức cao hơn bình thường, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chữa trị phù hợp cho bé 2 tuổi bị vàng da.

Nguyên nhân trẻ 2 tuổi bị vàng da

nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị vàng da

Như đã đề cập ở trên, vàng da sinh lý có thể tự hết nhưng vàng da bệnh lý thì cần được xác định nguyên nhân để tìm phương pháp điều trị thích hợp. Trẻ 2 tuổi bị vàng da bệnh lý có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Viêm gan do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn: Viêm gan A thường là kết quả của việc tiêu thụ nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Viêm gan B lây truyền qua dịch cơ thể. Viêm gan C thường lây truyền qua máu hoặc kim tiêm bị ô nhiễm, vì vậy nó ít có thể là nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị vàng da. Do đó, viêm gan A là bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, vàng da còn có thể do bệnh viêm gan D (thường phát triển ở những người đã có vi rút viêm gan B), viêm gan E gây ra. 
  • Viêm gan tự miễn: Đây là một rối loạn của hệ thống miễn dịch khiến các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh trong gan như thể chúng bị nhiễm trùng.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (Vi-rút Epstein-Barr (EBV): EBV là một vi-rút phổ biến ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, có xu hướng lây truyền qua chất dịch cơ thể, chẳng hạn như nước bọt. Việc dùng chung ly uống nước, muỗng thìa… với người bị EBV sẽ dễ khiến trẻ 2 tuổi bị nhiễm bệnh. Trẻ có thể bị EBV mà không hề có bất kỳ triệu chứng hoặc các vấn đề sức khỏe kéo dài. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh nặng, trẻ 2 tuổi bị vàng da, sốt, hạch to và các dấu hiệu khác có thể xuất hiện.
  • Sỏi mật: Sỏi mật xảy ra khi các chất lắng đọng nhỏ và cứng của mật hình thành trong túi mật không được thải hết ra ngoài khiến bé 2 tuổi bị vàng da.
  • Ung thư: Ung thư tuyến tụy và gan có thể gây vàng da ở trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm gặp ở trẻ 2 tuổi.
  • Chứng tan máu, thiếu máu tán huyết: Thiếu máu tán huyết gây ra sự phá hủy và loại bỏ các tế bào hồng cầu với tốc độ nhanh hơn bình thường. Thiếu máu tán huyết có thể là một tình trạng di truyền, di truyền từ một hoặc cả cha lẫn mẹ hoặc có thể là kết quả của nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch…
  • Bệnh Wilson: Đây là một tình trạng di truyền trong đó đồng từ thức ăn tích tụ trong gan khiến trẻ 2 tuổi bị vàng da.
  • Xơ gan: Đây là một bệnh gan tiến triển, trong đó mô sẹo thay thế mô gan mềm, khỏe mạnh. Không những thế, xơ gan còn có thể là kết quả cuối cùng của bất kỳ bệnh gan mãn tính nào.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Rối loạn nội tiết (hormone): Ví dụ điển hình là bệnh suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc suy tuyến yên gây vàng da ở trẻ 2 tuổi.
  • Các tình trạng cản trở dòng chảy của mật ra khỏi gan (ứ mật): chẳng hạn như chứng mất mật hoặc u nang ống mật (ống mật). Một số tình trạng này là do di truyền ví dụ như xơ nang, thiếu Alpha-1 antitrypsin hoặc hội chứng Alagille.
  • Độc tính của thuốc
  • Các bệnh nhiễm trùng khác như thương hàn và sốt rét cũng có thể gây vàng da.

Điều quan trọng là phải đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi nếu trẻ 2 tuổi có bất kỳ dấu hiệu vàng da nào. Bác sĩ sẽ đề nghị một loạt các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng vàng da ở trẻ 2 tuổi và điều trị cho trẻ 2 tuổi bị vàng da.

Phát hiện và điều trị vàng da cho trẻ 2 tuổi

trẻ 2 tuổi bị vàng da

1. Phát hiện trẻ 2 tuổi bị vàng da như thế nào?

Để biết được trẻ 2 tuổi bị vàng da hay không, bạn cần quan sát các triệu chứng của tình trạng này. Có thể dùng ngón tay ấn vào da của trẻ trong khoảng 5 giây rồi buông ra quan sát xem da có vàng không (nên quan sát dưới ánh sáng tự nhiên). Nếu vùng ấn có màu vàng, có thể xác định được trẻ bị vàng da.

Bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh vàng da ở trẻ 2 tuổi để có thể kịp thời điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của con bạn, đồng thời quan sát da, mắt của trẻ. Không những thế, bác sĩ còn tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh gan bằng cách kiểm tra các vết bầm tím bất thường hoặc các u mạch hình mạng nhện dưới bề mặt da. Nếu các ngón tay và lòng bàn tay chuyển sang màu hơi đỏ (ban đỏ lòng bàn tay), đó có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Đôi khi, bác sĩ có thể chẩn đoán xem trẻ 2 tuổi bị vàng da hay không bằng cách khám sức khỏe tổng thể để kiểm tra xem có bị sưng ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân hay không. Tất cả những điều này chỉ ra bệnh xơ gan. Ngoài ra, một số các phương pháp chẩn đoán vàng da ở trẻ 2 tuổi khác cũng có thể được áp dụng, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: đo lượng bilirubin trong máu, kiểm tra các vấn đề với chức năng gan, thiếu máu, chẩn đoán tình trạng viêm gan, Epstein-Barr…
  • Kiểm tra da: sử dụng ánh sáng đặc biệt để đo bilirubin trong da
  • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra kích thước gan, chất cản âm, lòng ống mật và hệ thống ngoài gan
  • Lấy mẫu nước tiểu định kỳ để kiểm tra urobilinogen trong nước tiểu có thể cho thấy trẻ 2 tuổi bị vàng da hay không.
  • Nếu nghi ngờ bệnh Wilsons có thể lấy nồng độ đồng huyết thanh và nồng độ Ceruloplasmin huyết thanh
  • Các xét nghiệm khác để kiểm tra xem trẻ có nhiễm vi-rút gây bệnh gan hay không…

2. Điều trị cho trẻ 2 tuổi bị vàng da

Đối với trẻ 2 tuổi bị vàng da, quá trình điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

  • Nếu vàng da gây ra do viêm gan, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống vi-rút để giúp chống lại tình trạng này. Cụ thể, nếu nhiễm viêm gan B và C cần dùng thuốc kháng vi-rút. Viêm gan A, viêm gan E thường tự khỏi mà không cần điều trị, mặc dù có thể mất vài tháng. 
  • Trong trường hợp tắc nghẽn đường mật, trẻ có thể phải phẫu thuật. 
  • Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia, trẻ 2 tuổi bị vàng da có thể phải thực hiện thủ thuật thay thế toàn bộ tế bào máu.
  • Trẻ 2 tuổi bị vàng da do tình trạng gan yếu không thể khắc phục được. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể khuyên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giúp làm chậm quá trình suy thoái của gan.
  • Vàng da do nhiễm vi-rút Epstein-Barr (EBV) không có cách chữa trị kháng vi-rút nào khác ngoài thời gian. Đối với EBV và một số nguyên nhân gây vàng da khác, các phương pháp điều trị có xu hướng tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn và sốt.

Đối với các nguyên nhân vàng da khác, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và thuốc tùy thuộc vào tình trạng của trẻ. Tốt nhất không nên thử bất kỳ liệu pháp thảo dược hoặc thay thế nào lên trẻ 2 tuổi bị vàng da mà không có sự chấp thuận của bác sĩ, bởi vì những biện pháp ấy có thể gây trở ngại cho việc điều trị theo chỉ định và làm chậm quá trình hồi phục.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều và tăng lượng nước uống để giúp gan thải độc và giúp cơ thể được thanh lọc. Mẹ cần bổ sung các thực phẩm như cam, quýt, rau lá xanh, sữa tươi, trứng, gan… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh vàng da.

Phòng ngừa vàng da ở trẻ 2 tuổi

phòng ngừa trẻ 2 tuổi bị vàng da

Vì có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị vàng da, nên hoàn toàn không thể ngăn ngừa tất cả, đặc biệt nếu con bạn mắc bệnh di truyền hoặc tình trạng tự miễn dịch gây ra sự tích tụ bilirubin. Tuy nhiên, vẫn có một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh vàng da ở trẻ 2 tuổi: 

1. Sử dụng và uống nước sạch

Bạn cần đun sôi nước và để nước sôi trong vài phút nhằm diệt hết vi trùng, rồi để nguội tự nhiên và cho trẻ sử dụng khi cần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho trẻ uống nước khoáng hoặc nước đóng chai của những thương hiệu uy tín. Ngoài ra, các mẹ cũng nên sử dụng nước đun sôi hoặc nước lọc để nấu và rửa trái cây, rau quả cho bé.

2. Hạn chế mua thức ăn và đồ uống từ những người bán hàng hoặc quầy hàng ven đường

Thức ăn đường phố, nước trái cây, nước ép trái cây, đồ lắc… đều có thể chứa vi trùng. Thường thì đá viên hoặc đá bào được sử dụng trong những đồ uống này không được làm từ nguồn nước an toàn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn đồ hàng quán để giảm nguy cơ về sức khỏe và phòng ngừa trẻ 2 tuổi bị vàng da.

3. Đảm bảo trẻ có những bữa ăn cân bằng

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ ngăn ngừa các tình trạng như béo phì, có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh gan về lâu dài. Vì vậy, trẻ nhỏ nên tránh đồ ăn vặt nhiều chất béo và nhiều đường. Ăn nhiều thức ăn béo còn có thể gây ra sỏi mật – một nguyên nhân khác của bệnh vàng da. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng trong việc cho trẻ 2 tuổi ăn uống đầy đủ, các nhóm thực phẩm khác nhau và cách chế biến theo đúng tỷ lệ.

4. Đảm bảo rằng con bạn được tiêm các loại vắc xin đúng hạn

Thuốc chủng ngừa viêm gan B sẽ hạn chế vấn đề trẻ 2 tuổi bị vàng da bằng cách chống lại bệnh viêm gan B. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc xin viêm gan A cho con. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa một số dạng vàng da cho trẻ.

5. Khuyến khích con hoạt động

Hãy để con bạn luôn năng động. Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời với những đứa trẻ khác. Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai.

6. Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ 2 tuổi

Để hạn chế vấn đề trẻ 2 tuổi bị vàng da, cần lưu ý tránh để cho trẻ dùng chung cốc và các vật dụng khác có thể mang vi-rút để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như EBV. Đồng thời, giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả.

Vàng da có thể là một căn bệnh khó đối mặt. Nó có thể khiến con bạn và bạn kiệt sức. Hãy nhớ rằng, với việc điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể khôi phục hoàn toàn. Bạn nên tuân thủ kế hoạch điều trị trong suốt thời gian quy định và đảm bảo duy trì vệ sinh đúng cách. 

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ 2 tuổi bị vàng da.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Jaundice in Children https://www.nationwidechildrens.org/conditions/jaundice-in-children Ngày truy cập: 18/11/2021

Jaundice https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/j/jaundice Ngày truy cập: 18/11/2021

Jaundice in children https://www.babycenter.in/a1050103/jaundice-in-children Ngày truy cập: 18/11/2021

Jaundice in Children https://parenting.firstcry.com/articles/jaundice-in-children/ Ngày truy cập: 18/11/2021

Symptoms of Jaundice in Kids: Causes, Treatment, and Home Remedies https://www.healthline.com/health/jaundice-in-children#outlook Ngày truy cập: 18/11/2021

Jaundice https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/jaundice Ngày truy cập: 18/11/2021

Jaundice in Children and its Treatment https://www.healthxchange.sg/children/baby-0-24-months/jaundice-children-treatment Ngày truy cập: 18/11/2021

Jaundice in infants and children: causes, diagnosis, and management https://www.hkmj.org/abstracts/v24n3/285.htm Ngày truy cập: 12/12/2022

Phiên bản hiện tại

28/02/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 28/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo