- Run rẩy
- Yếu cơ
- Mất ngủ
- Thay đổi ở mắt
- Bướu cổ
- Tiêu chảy
- Khả năng tập trung kém.
Sự khác nhau giữa cường giáp và suy giáp
Sự khác biệt giữa cường giáp và suy giáp rất dễ nhận thấy. Khi bị cường giáp, lượng hormone sản xuất quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị kích thích quá mức, do đó dẫn đến mất ngủ, tiêu chảy, run rẩy và khó chịu. Ngược lại, khi bị suy giáp, cơ thể sẽ không có đủ hormone, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và không có năng lượng. Bạn có thể thấy mình tăng cân nhanh vì quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm chạp. Không những vậy, suy giáp còn ảnh hưởng nhiều đến khía cạnh tâm thần.
Cường giáp và suy giáp, tình trạng nào tồi tệ hơn? Thực tế, câu hỏi này không thể nào trả lời được bởi mỗi bệnh đều có những cái khó chịu riêng. Tuy nhiên, bệnh cường giáp thường gây ra nhiều lo lắng hơn bởi nó gắn liền với cao huyết áp, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Sự giống nhau giữa cường giáp và suy giáp
Sự giống nhau giữa cường giáp và suy giáp nằm ở việc thay đổi sản xuất hormone tuyến giáp. Ngoài ra, cả hai bệnh này cũng có chung một số triệu chứng như xuất hiện bướu cổ, yếu cơ, mất ham muốn tình dục. Rối loạn cương dương là một triệu chứng thường gặp ở cả hai bệnh này.

Một người có thể bị cả cường giáp và suy giáp không?
Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng một số người có thể bị cả hai căn bệnh này, mặc dù các triệu chứng không xuất hiện cùng lúc. Bệnh nhân có thể bị suy giáp nhưng do tuyến giáp hoạt động quá mức. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị giảm cân, mệt mỏi, căng thẳng và sau đó vài tháng lại có các triệu chứng ngược lại như tăng cân, trầm cảm và da khô.
Trong một số trường hợp hiếm, ở một người có thể cùng tồn tại bệnh viêm giáp Hashimoto và bệnh Graves. Nếu bạn bị suy giáp nhưng cũng có các triệu chứng của cường giáp, hãy nói chuyện với bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.
Chế độ ăn
Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các vấn đề về tuyến giáp. Chế độ ăn của người bị cường giáp sẽ có một vài điểm khác biệt so với người bị suy giáp. Thực phẩm tốt cho người bị suy giáp:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!