Đối với nứt kẽ hậu môn ở trẻ em nhỏ, bố mẹ cần thay tã và vệ sinh hậu môn cho trẻ thường xuyên để giữ nó luôn sạch sẽ, khô ráo. Đối với trẻ lớn, bạn nên khuyến khích con luyện tập các bài tập thể chất nhẹ nhàng. Điều này giúp tăng nhu động ruột, tăng lưu thông máu huyết, giúp việc đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn.
Đồng thời, phụ huynh cũng nên xoa bụng và tập cho bé thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần. Sau khi trẻ đi ngoài xong, bố mẹ cần rửa hậu môn cho trẻ kỹ càng bằng nước sạch, sau đó tiến hành ngâm hậu môn trẻ trong thau nước muối ấm từ 10–15 phút. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và giảm đau rát và ngứa ngáy. Đồng thời, nó cũng hạn chế tình trạng chảy máu hậu môn – trực tràng ở trẻ mắc bệnh.
Nếu con bạn bị nứt kẽ hậu môn do khô da, bạn có thể dùng sáp vaseline hoặc dầu dừa để dưỡng ẩm da cho bé. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa Lauric acid, có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật gây bệnh ở hậu môn. Sau khi làm sạch và lau khô hậu môn của trẻ, bạn có thể thoa dầu dừa lên vùng nứt kẽ và đợi dầu khô hoàn toàn. Thực hiện 2–3 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em thuyên giảm.
3. Điều trị y tế

Bé bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì? Nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đưa con mình đến bệnh viện để thăm khám. Tại bệnh viện, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em để giảm bớt phản ứng viêm và các triệu chứng khó chịu. Các loại thuốc bôi hậu môn cho bé có thể kể đến là corticosteroid dạng bôi hoặc kem chứa hydrocortisone.
Nếu vết nứt không lành sau 6–8 tuần, trẻ có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để điều trị tình trạng này. Phẫu thuật sẽ cắt một phần cơ vòng hậu môn (có thể bao gồm cắt bỏ vết nứt và mô sợi xơ xung quanh) để giảm co thắt và giảm đau, giúp vết thương mau lành hơn. Sau khi phẫu thuật, trẻ cần được theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện để tránh các biến chứng xảy ra.
Đa số các trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ em đều có thể đáp ứng tốt với các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!