Mất ngủ ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm, nhưng có thể có tác động không tốt đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Mất ngủ ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm, nhưng có thể có tác động không tốt đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Sau một ngày đi bộ đường dài, đạp xe, cắm trại và tắm nước nóng, Thiên Minh (10 tuổi) nghĩ rằng tối nay mình sẽ ngủ ngon. Thế nhưng, đêm đã khua, Minh vẫn còn đứng lên, nằm xuống, trằn trọc trên giường mãi. Minh đã thử mọi cách từ việc đếm cừu đến nghe những bài nhạc êm dịu nhưng không có hiệu quả. Giấc ngủ đã trở thành một “cuộc chiến” hàng ngày với Minh và cậu bé được chẩn đoán bị mất ngủ.
Mọi người đôi khi có thể khó ngủ. Tình trạng khó ngủ không là vấn đề nếu chỉ xảy ra vài lần. Tuy nhiên, nếu con bị khó ngủ mỗi ngày, trẻ có thể gặp tình trạng mất ngủ. Tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Dưới đây là 5 giai đoạn của giấc ngủ mà mỗi người đều trải qua:
Người mất ngủ thường thiếu giai đoạn ngủ phục hồi (ngủ sâu và giấc ngủ REM). Một đứa trẻ mất ngủ khi:
Điều này có thể dẫn đến chức năng của cơ thể trẻ bị suy yếu. Mất ngủ có thể kéo dài khoảng 3 tuần hoặc lâu hơn. Những đứa trẻ mất ngủ thường trông lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể do bị cảm lạnh, cảm cúm, thiếu máu, rối loạn hệ miễn dịch và đái tháo đường.
Mất ngủ ở trẻ em không thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm nào. Nếu con bạn xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám nhé!
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Giống với người lớn, trẻ có thể bị căng thẳng do áp lực học tập, sợ hãi về điều gì đó không có thật hoặc áp lực từ bạn bè. Ngoài ra, những cuộc xung đột gia đình cũng ảnh hưởng đến trẻ và khiến trẻ dễ thức giấc vào ban đêm. Nếu trẻ than phiền về việc không ngủ được, bạn nên nói chuyện với con để tìm ra nguyên nhân.
Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, chống co giật và corticosteroid có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và giấc ngủ của trẻ.
Những trẻ mắc chứng trầm cảm, lo lắng hay các vấn đề tâm thần khác thường dễ bị mất ngủ. Hơn nữa, các bệnh khác như đau cơ, đau khớp, ngưng thở khi ngủ hay mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
Dùng thức uống có hàm lượng caffeine cao cũng có thể làm cho trẻ ngủ ngon. Ngoài ra, nicotine cũng có thể dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.
Tạo ra không gian phòng yên tĩnh giúp trẻ ngủ ngon. Không cho trẻ nhỏ và trẻ dậy thì dùng thuốc trị mất ngủ của người lớn. Những phương pháp điều trị chứng mất ngủ gồm:
Các phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp thôi miên… được sử dụng để giải quyết các rối loạn tâm lý tiềm ẩn dẫn đến mất ngủ ở trẻ em. Đôi khi, nhà trị liệu có thể làm việc với trẻ và bố mẹ để xác định nguyên nhân. Có thể sự mất ngủ của trẻ có liên quan đến bố mẹ.
Liệu pháp hành vi nhận thức có thể sử dụng để điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em. Đứa trẻ cần bố mẹ hay vật giúp chúng thoải mái, dễ chịu như thú nhồi bông hoặc một hoạt động nhẹ nhàng mới có thể ngủ được. Khi ngủ, trẻ vẫn còn bực bội hay đến giờ ngủ mà trẻ vẫn không chịu đi ngủ. Lúc này, bạn có thể dừng việc ngủ lại và cho trẻ ăn gói snack, uống một ly nước hay kể một câu chuyện cho bé nghe.
Việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp con yêu có giấc ngủ ngon. Do đó, bố mẹ có thể làm những điều sau đây để cải thiện giấc ngủ cho trẻ:
Mất ngủ có thể diễn ra trong thời gian ngắn và sớm chấm dứt tình trạng này. Để giúp trẻ có thói quen ngủ lành mạnh trong những năm đầu đời, bạn có thể làm:
Áp dụng phương pháp tự nhiên để điều trị chứng mất ngủ sẽ tốt hơn dùng thuốc. Ngoài ra, dạy trẻ có thói quen tự giác đi ngủ sẽ giúp trẻ có thói quen lành mạnh sau này. Sau đây là những phương pháp giúp trẻ có giấc ngủ tự nhiên mà không cần đến thuốc:
Nếu con đang trong quá trình điều trị chứng mất ngủ, hãy nói chuyện với trẻ trước khi thử các liệu pháp thảo dược trên. Khi sử dụng phù hợp, các liệu pháp thảo dược tự nhiên này sẽ giúp trẻ chống lại chứng mất ngủ và phát triển thói quen ngủ lành mạnh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!