backup og meta

Thai 24 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

Thai 24 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

Thai 24 tuần gần như đã phát triển đầy đủ các cơ quan quan trọng để chuẩn bị cho sự sống bên ngoài bụng mẹ. Các túi khí trong phổi của bé đang phát triển và nhân lên, tăng thêm diện tích bề mặt để trao đổi khí oxy và carbon dioxide.

Đối với mẹ, thai 24 tuần cũng là thời điểm có những thay đổi rõ rệt về cân nặng và cảm giác thai máy. Việc hiểu rõ những bước phát triển này sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn cuối của thai kỳ.

Thai 24 tuần phát triển như thế nào?

1. Thai 24 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Thai nhi 24 tuần tuổi có kích thước cỡ của một trái bưởi cỡ vừa. Chỉ số cân nặng và chiều dài cơ thể cụ thể như sau:

  • Cân nặng: Khoảng 600gr
  • Chiều dài từ đầu đến chân: Khoảng 30cm

Ở giai đoạn này, bé trông vẫn có vẻ khá gầy bởi lớp mỡ dưới da vẫn chưa phát triển. Theo các chuyên gia sản khoa ước tính, mỗi tuần cân nặng của bé sẽ tăng khoảng từ 160 gram. Phần lớn trọng lượng đó đến từ việc phát triển các cơ quan, xương, cơ và tích tụ mỡ của trẻ. 

Lưu ý:
  • Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 24 tuần bằng quả bưởi là đang hình dung em bé theo một khối co và ngắn lại.
  • Từ tuần thứ 14 trở đi, các thông số sinh trắc thai nhi khi khảo sát trong quá trình khám thai sẽ không còn chỉ số chiều dài đầu mông nữa vì thai nhi đã tương đối lớn, có các cử động gập duỗi, các chi cũng phát triển. Việc đo chiều dài đầu mông không có ý nghĩa và khó thực hiện.

2. Hình ảnh thai nhi 24 tuần trong bụng mẹ

Hình ảnh siêu âm thai 24 tuần trong bụng mẹ

Các chỉ số sinh trắc của thai nhi 24 tuần cụ thể như sau:

3. Thai 24 tuần phát triển như thế nào?

3.1. Khuôn mặt của thai nhi 24 tuần trông như thế nào?

  • Khuôn mặt của thai nhi 24 tuần tuy còn nhỏ nhưng đã gần như được tạo hình đầy đủ.
  • Lông mi, lông mày và tóc bé có màu trắng vì ở giai đoạn này, thai nhi chưa có sắc tố.

3.2. Thính giác của thai nhi 24 tuần

  • Thai nhi 24 tuần có thể nghe được giọng nói của mẹ hoặc những âm thanh phía ngoài bụng mẹ như tiếng còi xe, tiếng chó sủa…
  • Tai trong, bộ phận kiểm soát sự cân bằng trong cơ thể, đã hoàn toàn phát triển.
  • Bé 24 tuần tuổi có thể biết mình đang lộn ngược xuống hay trồi lên trong lúc di chuyển trong túi ối.

3.3. Hệ hô hấp của thai nhi 24 tuần tuổi

  • Bé vẫn nhận oxy qua nhau thai.
  • Phổi của bé đã phát triển khả năng sản xuất chất hoạt động bề mặt. Chất này giữ các túi khí trong phổi không bị xẹp và gắn dính chúng lại với nhau khi thở ra và giúp hít thở đúng cách.
  •  Tuy nhiên, trong bụng mẹ phổi của bé chưa hoạt động trao đổi khí, em bé nhận Oxy và thải CO2 thông qua sự trao đổi với bánh nhau. 
Tóm lược sự phát triển nổi bật của em bé khi mẹ mang thai 24 tuần
  • Cân nặng: khoảng 600gr
  • Chiều dài từ đầu đến chân: Khoảng 30cm
  • Khuôn mặt: Gần như đã tạo hình đầy đủ
  • Thính giác: Bé đã phát triển tai trong và nghe được giọng nói của mẹ và các âm thanh bên ngoài bụng mẹ.
  • Phổi: Đã phát triển khả năng sản xuất chất hoạt động bề mặt để giữ các túi khí gắn dính lại với nhau.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào khi mang thai 24 tuần?

Thay đổi cơ thể mẹ mang thai 24 tuần

Mang thai 24 tuần là giai đoạn mẹ bầu vẫn đang gặp phải những vấn đề phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 2 như đau lưng, đau bụng dưới, tăng cân, lông tóc và móng tay phát triển nhanh…

Ngoài ra, cơ thể của mẹ bầu 24 tuần còn có thể xuất hiện những hiện tượng sau:

1. Ngứa da

  • Mẹ bầu 24 tuần có thể bị ngứa da bụng dữ dội do bụng bầu lớn khiến da giãn ra, mất độ ẩm hoặc do tình trạng ứ mật thai kỳ
  • Mẹ bầu có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc tắm với bột yến mạch để giảm ngứa.
  • Nếu đã thực hiện các cách giảm ngứa bụng thông thường nhưng không cải thiện, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. 

Mẹ mang thai 24 tuần

2. Rốn lồi ra 

  • Hầu hết phụ nữ mang thai 24 tuần đều nhận thấy hiện tượng rốn lồi. 
  • Nguyên nhân là do tử cung lớn lên, chèn ép các cơ quan xung quanh, khiến rốn của bạn bị đẩy ra ngoài. 
  • Hiện tượng rốn lồi không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. 

3. Hội chứng ống cổ tay

  • Phụ nữ mang thai 24 tuần có thể gặp phải hội chứng ống cổ tay, khiến cổ tay và ngón tay có xu hướng bị tê, khó chịu. 
  • Lượng chất lỏng trong cơ thể trong suốt thai kỳ có thể phân bổ đến các bộ phận cơ thể, bao gồm cả bàn tay vị trí ống cổ tay, chèn ép dây thần kinh giữa gây nên triệu chứng tê bì, đau ở lòng bàn tay có thể lan lên cẳng tay hoặc cánh tay. Đôi khi triệu chứng nặng có thể khiến mẹ bầu cảm giác không cầm nắm được vật gì. 
  • Để giảm khó chịu, bạn hãy tránh gối đầu lên tay khi ngủ, kê tay lên gối mỏng vào ban đêm. Việc lắc nhẹ tay và cổ tay cũng có thể giúp ích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bao tay của hội chứng ống cổ tay, bao tay giúp cố định tư thế của cổ tay, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh giữa, giúp cải thiện triệu chứng của mẹ bầu.
  • Nếu phải làm các công việc có tính chất lặp đi lặp lại như đánh máy, chơi piano, hãy thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn đôi tay.

4. Sưng phù ở chân

  • Khi mang thai 24 tuần, mẹ bầu có thể nhận thấy bàn chân bị sưng phù lên, đặc biệt là khi đứng hoặc đi lại nhiều. 
  • Nguyên nhân là do thể tích máu và chất lỏng trong cơ thể mẹ bầu ở thời kỳ này ngày càng tăng, khiến cơ thể mẹ bầu sẽ giữ nước nhiều hơn, gây sưng phù ở chân và bàn chân. 
Những thay đổi nổi bật trên cơ thể mẹ mang thai 24 tuần
  • Ngứa da bụng dữ dội: do bụng bầu lớn khiến da giãn ra, mất độ ẩm hoặc do tình trạng ứ mật thai kỳ. 
  • Rốn lồi ra: do tử cung lớn lên, chèn ép các cơ quan xung quanh, khiến rốn bị đẩy ra ngoài.
  • Sưng phù ở chân: do thể tích máu và chất lỏng trong cơ thể tăng lên, khiến cơ thể mẹ bầu giữ nước nhiều hơn
  • Hội chứng ống cổ tay: Lượng chất lỏng trong cơ thể trong suốt thai kỳ có thể phân bổ đến các bộ phận cơ thể, bao gồm cả bàn tay vị trí ống cổ tay, chèn ép dây thần kinh giữa gây nên triệu chứng tê bì, đau ở lòng bàn tay có thể lan lên cẳng tay hoặc cánh tay.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ mang thai 24 tuần

1. Các xét nghiệm cần thực hiện khi mang thai 24 tuần

2. Chú ý đến các cơn gò tử cung

  • Các cơn gò tử cung ở giai đoạn thai 24 tuần thường là cơn gò sinh lý (Braxton-Hicks).
  • Cơn gò Braxton-Hicks không diễn ra theo lịch trình với độ dài và cường độ khác nhau. Trong khi đó, cơn co thắt chuyển dạ thật sự thường theo đúng lịch trình, thời gian giữa các cơn gò ngắn dần nhưng cường độ lại tăng dần.
  • Nếu cơn gò khiến mẹ bầu khó chịu, đau đớn nhiều và co thắt hơn 6 lần trong 1 giờ, mẹ bầu cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. 

3. Không tắm quá lâu 

  • Tắm quá lâu có thể làm mất đi một phần độ ẩm trên da, khiến tình trạng khô da nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bạn có làn da khô, hãy thử dùng kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu và đặt máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng. 
Tóm lược những lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ mang thai 24 tuần

Giải đáp những thắc mắc thường gặp ở mẹ mang thai 24 tuần

1. Mang thai 24 tuần là mấy tháng?

  • Mang thai 24 tuần nghĩa là bạn đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ
  • Bé có thể thích di chuyển hơn trong bụng mẹ vào ban đêm. 
  • Bé cũng có thể bị nấc cụt. Mẹ có thể cảm nhận được điều này thông qua những chuyển động đều đặn, nhịp nhàng trong tử cung.

Mang mang thai 24 tuần

2. Thai 24 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là chuẩn?

Để phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: mức tăng cân lý tưởng của bà bầu trong 9 tháng thai kỳ là từ 10-12kg. Sự tăng cân này nên theo các mức: trong 3 tháng đầu tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.

Theo đó, ở tuần thứ 24 của thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 4 đến 5kg so với trọng lượng ban đầu của cơ thể. 

3. Chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần 7mm có bình thường không?

Chiều dài xương mũi tăng theo tuổi thai từ trung bình 4,1mm ở tuần thứ 16 lên 7,1mm ở tuần thứ 24. Theo đó, chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần 7mm được xem là nằm trong giới hạn bình thường.

Chỉ số về chiều dài xương mũi thai nhi ở trên chỉ có tính chất tham khảo, có sự khác nhau tùy theo gen của bố mẹ, chủng tộc, tuổi thai…

4. Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần

Thông thường, ở tuần tuổi thứ 24, thai nhi vẫn có thể thay đổi tư thế thường xuyên trong bụng mẹ. Em bé có thể nằm ngang, nằm dọc hoặc nằm ở những tư thế khác. Mẹ có thể biết em bé đang ở tư thế nào dựa vào nơi phát ra những cú đá và cú đạp trong bụng.

Kết luận

Thai nhi 24 tuần tuổi đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng, từ việc hình thành các cơ quan chức năng cho đến sự hoàn thiện về cảm giác và vận động. Đây là một cột mốc thú vị đối với mẹ bầu và cũng là thời điểm cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ và tuân thủ các lời khuyên từ bác sĩ. Nếu bạn đang bước vào giai đoạn này của thai kỳ và cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi! Bạn cũng có thể tìm hiểu tiếp sự phát triển của thai nhi trong những tuần thai tiếp theo ngay sau đây:

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Poppy seed to pumpkin: How big is your baby?

http://www.babycenter.com/slideshow-baby-size

Ngày truy cập: 4/10/2024

Pregnancy calendar week 24

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week24.html

Ngày truy cập: 4/10/2024

Your pregnancy: 24 weeks

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-24-weeks_1101.bc

Ngày truy cập: 4/10/2024

Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-24/

Ngày truy cập: 4/10/2024

24 weeks pregnant

https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/second-trimester/24-weeks

Ngày truy cập: 4/10/2024

Week 24 – your 2nd trimester

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-24/#anchor-tabs

Ngày truy cập: 4/10/2024

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of

Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf

Ngày truy cập: 4/10/2024

Phiên bản hiện tại

29/10/2024

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Giúp mẹ bầu phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 29/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo