Tiến triển bệnh phù chân ở người già
Ban đầu, dấu hiệu phù chân khó có thể xác định. Tuy nhiên người bệnh thường có dấu hiệu tăng cân.
Ở những giai đoạn sau, bệnh phù chân ngày càng thể hiện rõ hơn. Đôi lúc tình trạng này xuất hiện vào buổi sáng hoặc chiều. Thậm chí kéo dài liên tục kèm theo cảm giác mệt mỏi và nặng nhọc.
Phù chân có thể xuất hiện ở các vị trí như: mắt cá chân, cẳng chân, thậm chí là phù cả chân khiến chân bị biến dạng (có thể gặp dạng phù chân voi). Người lớn tuổi thường sẽ cảm thấy đau, nóng và nhức ở 1 hoặc cả 2 chân bị phù.
>> Bạn có thể quan tâm: 9 căn bệnh người già thường gặp, bạn cần chú ý phòng ngừa!
Biến chứng từ bàn chân bị phù ở người già
Người già bị phù chân có nguy hiểm không? Khi nhắc đến bệnh phù chân ở người cao tuổi, hiện tượng sưng chân không phải là mối quan tâm duy nhất. Bên cạnh đó, bệnh phù chân cũng có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
- Chân sưng đau và bị cứng cơ
- Di chuyển khó khăn
- Da bị ngứa và khó chịu
- Giảm lưu thông máu
- Giảm độ đàn hồi của động mạch, khớp cơ và tĩnh mạch
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở khu vực bị sưng. Hình thành sẹo giữa các lớp mô, từ đó làm cản trở lưu thông máu. Đồng thời, phù chân còn có thể làm giảm tính đàn hồi của các động mạch, tĩnh mạch, cơ bắp và khớp.
- Tăng nguy cơ bị loét da.
Chẩn đoán bệnh phù chân ở người già
Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách ấn nhẹ vào vùng chân bị sưng, và khi tạo áp lực lên vùng phù sẽ khiến chân bị lõm từ vài giây đến vài phút trước khi trở về trạng thái bình thường. Đồng thời, bác sĩ quan sát xem người bệnh có bị giãn tĩnh mạch chân, đổi màu da, loét da hoặc khô da hay không..
Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra nhịp tim, mạch đập và huyết áp để xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên những thông tin mà người bệnh cung cấp như tiền sử bệnh và những gì mà bác sĩ thăm khám. Sau đó bác sĩ sẽ xác định xem liệu có cần làm cận lâm sàng bổ sung hay không.
Các xét nghiệm khi chẩn đoán bệnh phù chân
Các xét nghiệm cơ bản có thể được chỉ định khi chẩn đoán bệnh chân phù nề, bao gồm:
- Phân tích nước tiểu (để tìm protein trong nước tiểu)
- Creatinine (xét nghiệm chức năng thận)
- TSH (một số tình trạng tuyến giáp dẫn đến phù)
- Glucose
- Albumin (một loại protein chính được tìm thấy trong máu)
- Các bài kiểm tra chức năng gan khác.
Bên cạnh đó, một số cận lâm sàng đánh giá chức năng tim cũng được thực hiện. Chẳng hạn như chụp X-quang ngực xem tim có to bất thường, hoặc có chứa dịch màng phổi, hoặc siêu âm tim để quan sát các buồng tim và trạng thái co cơ tim.
D-dimer là một xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện cục máu đông và siêu âm doppler ở chân để tìm huyết khối tĩnh mạch sâu. Cả 2 vốn là những nguyên nhân phổ biến chỉ gây sưng một chân của người bệnh.
Cũng có thể bác sĩ không cần phải yêu cầu xét nghiệm bổ sung. Đặc biệt nếu xét nghiệm máu đã được thực hiện trong vài tháng qua. Nếu các triệu chứng phù hợp với bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thì bác sĩ có thể tiến hành điều trị ngay lúc này.
Thăm khám với bác sĩ
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám bệnh phù chân ở người già?

Để việc điều trị dứt điểm và giảm đi các triệu chứng, bác sĩ cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Những nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh liên quan tim, thận, gan. Bác sĩ có thể hỏi người bệnh 1 số câu như:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!