Hãy cẩn trọng với thiết bị tạo nhịp tim của người già
Một số thiết bị không có khả năng gây nhiễu máy điều hòa nhịp tim bao gồm: lò vi sóng, TV và remote TV, radio, máy nướng bánh mì, chăn điện, máy cạo râu và máy khoan điện.
- Khi khám bệnh, bạn cần thông báo cho các bác sĩ biết rằng các cụ đã được lắp đặt máy tạo nhịp tim. Một số thủ thuật y tế chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ, chụp CT, điều trị bức xạ ung thư, đốt điện để kiểm soát chảy máu trong khi phẫu thuật và tán sỏi bằng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thận lớn hoặc sỏi mật có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy điều hòa nhịp tim.
- Đi qua máy dò kim loại ở sân bay sẽ không ảnh hưởng đến máy điều hòa nhịp tim của người lớn tuổi. Tuy nhiên, kim loại trong máy tạo nhịp tim có thể phát ra âm thanh báo động. Vì thế, để tránh những rắc rối có thể xảy ra, bạn nên dặn các cụ hãy mang theo thẻ chứng nhận được đặt máy tạo nhịp tim để xuất trình khi cần.
>>> Bạn có thể quan tâm: Các bệnh về tim ở người cao tuổi không phải ai cũng biết

Khi nào nên gặp bác sĩ?
Máy tạo nhịp tim sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do nhịp tim chậm gây ra như mệt mỏi, choáng váng và hay ngất xỉu. Bởi vì hầu hết các loại thiết bị ngày nay đều có thể tự động điều chỉnh nhịp tim để phù hợp với mức độ hoạt động thể chất. Từ đó sẽ giúp các cụ duy trì lối sống năng động hơn.
Bác sĩ có thể phải kiểm tra thiết bị trong vòng từ 3 đến 6 tháng một lần. Khi đi kiểm tra định kỳ, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết nếu các cụ tăng cân, bị sưng chân hoặc mắt cá chân, hoặc nếu các cụ hay bị ngất xỉu hoặc chóng mặt.
Hầu hết các máy tạo nhịp tim có thể được bác sĩ kiểm tra từ xa. Như vậy, bạn không cần phải đến văn phòng bác sĩ định kỳ. Máy sẽ tự động gửi thông tin đến bác sĩ, bao gồm nhịp tim và nhịp điệu, cách thức hoạt động và thời lượng pin còn lại.
Khi nào cần thay pin máy tạo nhịp tim? Thay pin như thế nào? Thông thường, pin của máy điều hòa nhịp tim sẽ kéo dài từ 5 đến 15 năm. Khi pin ngừng hoạt động, người bệnh cần phẫu thuật để thay thế nó. Quy trình thay pin máy điều hòa nhịp tim thường nhanh hơn và cần ít thời gian phục hồi hơn so với quy trình cấy máy điều hòa nhịp tim lúc ban đầu.
Máy tạo nhịp tim không dây được sử dụng phổ biến

Máy tạo nhịp tim không dây dẫn là một thiết bị nhỏ khép kín được đưa vào tâm thất phải của tim. Hiện tại, thiết bị này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân chỉ cần tạo nhịp tim một buồng đang mắc chứng nhịp tim chậm.
Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, nhịp tim và kết quả của các xét nghiệm y tế. Từ đó sẽ cho phép liệu người bệnh có đủ điều kiện để lắp đặt thiết bị này hay không. Ngoài ra, người bệnh có thể cần phải thực hiện siêu âm tim hoặc các xét nghiệm không xâm lấn khác.
1. Cấy máy tạo nhịp tim không dây như thế nào?
Máy tạo nhịp tim được đặt vào vị trí bằng một ống dài, mỏng gọi là ống thông. Ống thông được đưa vào tĩnh mạch đùi thông qua một vết rạch rất nhỏ ở bẹn của người bệnh. Bác sĩ sẽ gây tê khu vực này bằng thuốc gây tê cục bộ (thuốc giảm đau). Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy X-quang để dẫn ống thông đến phần tim. Khi ống thông đã ở bên trong tâm thất phải, bác sĩ đặt máy trợ tim vào vị trí trong tim. Tiếp theo, ống thông được rút ra và đồng thời đóng vết rạch bằng cách tạo áp lực lên khu vực này.

Quá trình này có thể mất khoảng 30 phút để hoàn thành. Người bệnh cần nằm và giữ chân thẳng trong vòng 2-6 giờ sau khi thực hiện. Điều này giúp ngăn ngừa chảy máu từ vị trí đặt máy. Vì thế người bệnh không nên cố gắng ngồi hoặc đứng. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được đặt một miếng băng vô trùng lên trên vùng bẹn để bảo vệ khu vực này khỏi bị nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ cần phải dưỡng bệnh trong bệnh viện. Ông bà có thể xuất viện sau khi kiểm tra thiết bị và chụp X-quang phổi.
>>> Bạn có thể quan tâm: 9 căn bệnh người già thường gặp, bạn cần chú ý phòng ngừa!
2. Lợi ích của thiết bị tạo nhịp tim không dây
Lợi thế đầu tiên của thiết bị không dây là không yêu cầu kết nối dây dẫn hoặc máy phát điện, hoặc tạo túi phẫu thuật trên ngực. Đây là những nguyên nhân phổ biến thường gây ra các biến chứng của máy tạo nhịp tim truyền thống về lâu dài. Biến chứng này của máy trợ tim truyền thống có thể ảnh hưởng đến 1/10 bệnh nhân.
Khi thiết bị tạo nhịp tim được đặt trên ngực bệnh nhân sẽ không xuất hiện cục u dưới da. Ngoài ra, sau mỗi lần thay thế máy phát điện cho các loại máy trợ tim truyền thống đều sẽ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Ngoài ra, quy trình cấy ghép máy tạo nhịp tim không dây thường mất ít thời gian hơn so với thiết bị tạo nhịp tim truyền thống. Vì không có dây dẫn hoặc máy phát điện, các cụ cũng không cần hạn chế hoạt động của phần trên cơ thể sau khi cấy ghép.
3. Rủi ro thiết bị tạo nhịp tim không dây có thể mang lại
Các vấn đề phổ biến có thể xảy ra sau khi cấy máy tạo nhịp tim không dây là người bệnh bị sưng và chảy máu tại vị trí cấy ghép. Bên cạnh đó, một số các biến chứng nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp như thiết bị bị lệch ra khỏi vị trí hoặc chảy máu bên trong, chẳng hạn như tràn dịch màng tim hoặc tình trạng chèn ép tim.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn thông tin về cách thức hoạt động của máy tạo nhịp tim. Cũng như một số lưu ý khi sử dụng máy trợ tim cho người cao tuổi. Vì thế, người bệnh cần lưu ý nên hạn chế tiếp xúc hay đến gần một vài thiết bị điện nhé! Việc này sẽ tránh làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của máy trợ tim.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!