Cách thực hiện:
- Đứng ở tư thế bình thường.
- Nhón gót, dồn trọng tâm vào các ngón chân khi đứng.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 nhịp đếm.
- Hạ gót chân, trở về tư thế đứng bình thường ban đầu.

Thực hiện 20 lần.
Nếu thường xuyên áp dụng bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân này, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng trong vòng vài tuần. Bài tập này còn có một biến thể khác, chú trọng đến việc tăng cường sức mạnh cổ chân trong quá trình tập. Trong đó, người tập sẽ đứng trên một chiếc ghế đẩu.
3. Nâng cao chân ra phía sau là bài tập giãn tĩnh mạch chân
Bài tập cho người giãn tĩnh mạch chân này giúp tăng cường sức mạnh cho cơ ở hông, mông, đùi và bắp chân. Bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp, bụng áp xuống sàn.
- Nâng chân lên cao tạo góc 30 độ, hai chân chụm lại. Cố gắng duỗi thẳng chân, không gập cong đầu gối.
- Thực hiện bài tập nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh tổn thương cơ bắp.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp đếm.
- Trở về tư thế ban đầu.
Thực hiện bài tập giãn tĩnh mạch chân nói trên ít nhất 15 lần/ngày. Nếu tập vào buổi sáng, bạn sẽ thấy nhu động ruột được cải thiện. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được thực hiện bài tập trên.
4. Nâng chân phía ngang hông
Nâng chân sang phía ngang hông là bài tập giãn tĩnh mạch chân có lợi cho cả hông và đùi. Những người gặp vấn đề ở lưng cần thận trọng khi thực hiện và phải ngưng ngay lập tức nếu cảm thấy bị đau lưng.
Cách thực hiện:
- Nằm nghiêng qua bên phải, chống khuỷu tay phải lên mặt sàn để đỡ đầu, tay trái đặt xuôi theo thân mình hoặc chống bàn tay xuống sàn.
- Chậm rãi nâng chân trái lên cao tạo góc 45 độ. Giữ nguyên tư thế và đếm đến 10.
- Hạ chân xuống để trở về tư thế bình thường.

Lặp lại động tác này 15 lần, sau đó đổi bên và làm tương tự với chân bên kia. Bài tập chữa suy giãn tĩnh mạch chân này giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức mạnh đôi chân.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện động tác một cách chậm rãi.
5. Bài tập giãn tĩnh mạch chân: Đạp xe trên không
Đạp xe trên không là bài tập tác động tích cực đến lưu thông máu tổng thể chứ không riêng gì vùng chi dưới. Nó còn giúp loại bỏ mỡ bụng và làm săn chắc phần dưới cơ thể. Tuy nhiên, động tác này không được khuyến khích cho những người có vấn đề với phần lưng.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên bề mặt mềm mại để đỡ bị cấn lưng.
- Nâng cả hai chân lên cao, gập đầu gối ở góc 60 độ.
- Đẩy một chân về phía trước rồi thu chân lại với chuyển động tròn. Lặp lại với chân bên kia, tưởng tượng như đang đạp xe trên không.
Thực hiện chuyển động chân ít nhất 25-30 lần/lượt và tập 3 lượt, giữa các lượt có đợt nghỉ ngơi 10 giây.
Đạp xe trên không là bài tập mang tính thay thế cho hoạt động đạp xe thực tế nên nếu có điều kiện, bạn hãy đạp xe thực tế để đạt hiệu quả cao hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!