avatar

Tạo bài đăng của bạn

Hỏi bác sĩ miễn phí

Icon heart

Đăng bài chia sẻ

[HỎI - ĐÁP]

Cho mình hỏi lâu lâu hay bị tay , chân bủn rủn đi ko vững có phải là do tuột đường không ạ.Cảm ơn mọi người nhiều.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
2
5
Xem thêm bình luận
Biến chứng méo miệng

Mẹ mình bị tiểu đường vào cao huyết ap chuyển sang biến chứng bị méo miêng. Giờ nên đi khám ở bệnh viện tuyến trên nào vậy ạ.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
1
4

Chào bạn,

Với tình trạng của mẹ bạn, bác sĩ khuyên nên đi khám sớm ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương có khoa Nội thần kinh nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

bạn đi các tuyến trung ương ấy, mình nghĩ b nào cũng đc đó

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn đang gặp biến chứng méo miệng do tiểu đường và cao huyết áp. Để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, bạn nên đưa mẹ đến khám tại bệnh viện tuyến trên, nơi có bộ phận chuyên khoa nội tiết và tim mạch. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe của mẹ bạn và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Đừng ngần ngại việc đi khám bệnh để bảo vệ sức khỏe của mẹ bạn. Chúc mẹ bạn sớm khỏe lại!
... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Xem thêm bình luận
Khám tiểu đường cần chú ý gì?

Gần đây em nhận ra bản thân em có biểu hiện như

Biểu hiện khát nước và uống nước nhiều. ...

Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao. ...

Người mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém. ...

Có biểu hiện ăn nhiều nhưng bị sụt cân. ...

Thị lực giảm sút. ... em nên đi khám ở đâu ạ ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
4
7

Chào bạn,

Theo như mô tả, các triệu chứng của bạn có thể gợi ý tình trạng thường gặp của bệnh nhân tiểu đường.

Bạn nên đi khám tại phòng khám chuyên khoa Nội tiết có uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng nhé.

Khi đi khám bạn nên nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 tiếng.

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời

cứ đến các viện lớn khám ấy b

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chỉ có 1 cách để phát hiện tiểu đường là đi xét nghiệm đường huyết bạn nhé. Đến bv nào cũng được, đến phòng tiếp đón hỏi họ chỉ thôi

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

hình như cần xét nghiệm nên nhịn ăn sáng nha b

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào các triệu chứng mà bạn đưa ra như khát nước và uống nước nhiều, đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao, mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém, ăn nhiều nhưng bị sụt cân, và thị lực giảm sút, có thể bạn đang gặp vấn đề về tiểu đường.:

Để chắc chắn, bạn nên đi khám chuyên khoa nội tiêu hóa hoặc chuyên khoa nội tiết tại bệnh viện hoặc phòng khám uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết như đo đường huyết, xét nghiệm nước tiểu, và các xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy đặt câu hỏi thêm để được tư vấn chi tiết hơn. Chúc bạn sức khỏe!

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Xem thêm bình luận
Biến chứng tiểu đường

Mẹ e bị tiểu đường type 2, da trên chân bị như ảnh đã hơn 2 năm. Mọi người cho e hỏi đây có phải biến chứng k ạ?

Cảnh báo: Hình ảnh sau đây có thể gây khó chịu cho một số người xem. Bạn nên cân nhắc trước khi xem.
Biến chứng tiểu đường Biến chứng tiểu đường 
Biến chứng tiểu đường Biến chứng tiểu đường 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
57
2
4

Chào bạn,

Trong bệnh lý tiểu đường cũng có một số tổn thương da như loét da, mảng sắc tố , hay vết loét khó lành.

Với hình ảnh bạn chia sẻ bác sĩ khuyên nên đưa mẹ bạn đi khám bs da liễu để có chẩn đoán chính xác nhất nhé.

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Vết thâm tím xuất hiện do xuất huyết mao mạch bên trong vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của những vết bầm tím không rõ lý do.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
Xem thêm bình luận
Chân bị phù mủ có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ và mọi người ạ.

Cho em hỏi mẹ em bị tiểu đường đã 5 năm. Hiện tại chân bị phù có

mủ đã lấy mủ ra nhưng vết thương chưa khỏi. Đây có phải biến chứng của tiểu đường không ạ? Nó có nguy hiểm không? Phải làm sao để điều trị nhanh khỏi? Em cảm ơn ạ.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7
3
8

không chăm sóc cẩn thận để nhiễm trùng là phải cưa chân bạn ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Với tình trạng của mẹ bạn có thể đang bị viêm mô tế bào. Bạn nên đưa mẹ bạn đi khám bệnh sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bạn nhé.

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời
1

bị tiểu đường vết thương lâu lành lắm bạn, bạn nên đưa cô đi khám sớm

1 năm trước
Thích
Trả lời

Nguy hiểm đó b ơi. B nên đưa mẹ đi khám đi

1 năm trước
Thích
Trả lời

đây là một trong những loại biến chứng của tiểu đường đó bạn nguy hiểm lắm, đi khám điều trị cho khỏi hẳn đừng chủ quan nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Chân bị phù mủ có thể là một biến chứng của tiểu đường, đặc biệt nếu vết thương không khỏi hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Việc chăm sóc và điều trị vết thương này rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Đề nghị bạn nên đưa mẹ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm sử dụng thuốc, vệ sinh vết thương và thay băng thường xuyên. Đồng thời, việc kiểm soát đường huyết cho mẹ cũng rất quan trọng để hạn chế các biến chứng tiềm ẩn. Chúc mẹ của bạn sớm khỏi bệnh!
... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Xem thêm bình luận
Có phaỉ bị tiểu đường không?

Chào mọi người, em có câu hỏi mong được tư vấn ạ.

Do mấy lần mẹ e phát hiện quần của bố có kiến bu đến. Xong dạo này sắc khí kém, thì bố bảo cũng thấy dạo này chân tay thi thoảng bị tê bì. Như vậy có phải là bố em đã bị tiểu đường rồi không ạ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
17
2
9

Nên đi tets đường luôn bạn nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào cô/chú

Các triệu chứng thường gặp của tiểu đường như khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều,hay đói, sụt cân, tê bì tay chân, mệt mỏi… Tuy nhiên để chẩn đoán xác định ngoài các triệu chứng trên phải xét nghiệm thêm các chỉ số đường huyết.

Với các triệu chứng như cô/chú mô tả, bác sĩ khuyên cô/chú nên đi khám bác sĩ để được xét nghiệm kiểm tra xem cô/chú có mắc tiểu đường hay chưa nhé. Khi đi khám cô/chú nên nhịn đói qua đêm ít nhất 8 tiếng nha.

Thân mến!

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời

Đi test mới biết nhé

2 tuần trước
Thích
Trả lời

Nên đi khám ở viện nội tiết hoặc bệnh viện có khoa nội tiết để biết chính xác kết quả bạn ạ. Còn như bạn nói thì đúng là có biểu hiện của tiểu đường. Nếu bố bạn mới bị thì có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động, dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ dây thìa canh, quế ... sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn đấy. Mẹ mình tiểu đường hơn 5 năm rồi, dùng loại này thấy đường ổn đinh, đỡ tê mỏi. bạn tham khảo thêm cho bác nhà mình nhé

... Xem thêm
Có phaỉ bị tiểu đường không?Có phaỉ bị tiểu đường không?
1 năm trước
Thích
Trả lời

b nên đưa bố đi khám tiểu đường xem sao

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chú nên đi xn đường máu ktra thử là biết có tiểu đường k đó ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bạn nên đưa bố đi khám xem thế nào nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào những triệu chứng mà bạn đưa ra, có thể có một số khả năng liên quan đến tiểu đường. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bạn nên đưa bố của bạn đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe tổng quát để đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bố bạn.
... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Xem thêm bình luận
Vậy có nguy hiểm không ạ?


Mẹ em bị tiểu đường type 2 được 5 năm rồi ạ. Gần đây mẹ em có triệu chứng ăn no mà chân tay vẫn bủn rủn hoa mắt chóng mặt là bị sao, có nguy hiểm không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giùm ạ.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
1
6

Chào bạn,

Các triệu chứng bủn rủn hoa mắt chóng mặt gợi ý tình trạng có thể bị hạ đường huyết. Vào những lúc có triệu chứng như vậy bác sĩ khuyên mẹ bạn nên thử đường huyết tại nhà vào lúc đó. Nếu đường huyết < 70mg/dl hay <4 mmol/L, có nghĩa là có tình trạng hạ đường huyết. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên bác sĩ khuyên người bệnh nên đi tái khám sớm để tìm nguyên nhân và điều chỉnh chế độ điều trị phù hợp

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Nên đưa mẹ đến cơ sở y tế gần nhất để khám nhe, có thể tiểu đường đang gây biến chứng nào đó nguy hiểm đó ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Này giống triệu chứng bị hạ đường quá ta, đưa mẹ bạn đi đo đường huyết thử xem có ổn định không

1 năm trước
Thích
Trả lời

Lượng đường trong máu của mẹ bạn ở mức bao nhiêu v ạ? Có ổn định k bạn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng mà bạn mô tả có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tiểu đường. Triệu chứng như ăn no mà chân tay vẫn bủn rủn, hoa mắt và chóng mặt có thể là do mức đường huyết của mẹ bạn tăng cao. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy thận, tổn thương mạch máu, và tổn thương thần kinh.:

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ bạn, nên đưa mẹ đi kiểm tra và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiểu đường. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bạn và đưa ra các biện pháp điều trị và quản lý phù hợp. Đồng thời, mẹ bạn cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để kiểm soát mức đường huyết.

Nếu mẹ bạn có triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, đau ngực, hoặc mất ý thức, hãy đưa mẹ đi cấp cứu ngay lập tức.

Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo mẹ bạn được tư vấn và điều trị bởi chuyên gia y tế.

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Xem thêm bình luận
Biến chứng tiểu đường đau mắt, răng lung lay

Cả nhà cho e hỏi cho bố e ,bố e dạo này tiểu đường lên toàn trên 15,' nó làm cho mắt đau sưng, đến răng lung lay giờ đến xuống chân, bố e đang tiêm và cả uống thuốc tiểu đường mà vẫn lên cao, cả nhà có cách gì không ạ, hay phải nằm viện điều trị

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
3
7

Bạn thử mua An Đường hoặc Diabetna cho bố uống xem sao, ổn định đường huyết đó

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Đường huyết cao, khó kiểm soát rất dễ gây ra biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân đường huyết kém có thể phối hợp của nhiều yếu tố như chế độ ăn chưa phù hợp, phác đồ thuốc chưa tối ưu hay người bệnh có dùng thêm các thuốc khác gây tăng đường hoặc là người bệnh đang có những tình trạng cấp tính hay bệnh lý ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Với tình trạng của bố bạn, bác sĩ khuyên bạn nên đưa bố đi tái khám tại bs chuyên khoa Nội tiết ở các bệnh viện có uy tín để được thăm khám điều trị chuyên hơn về bệnh tiểu đường

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời

Nên nằm viện ạ


1 năm trước
Thích
Trả lời

Nên đưa bác đến viện nhé! Khi nào ổn định hãy về, tiểu đường nguy hiểm lắm bạn ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Đường cao nên nằm điều trị cho đường về mức an toàn nha bạn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Nên cho bố bạn đi khám đi xem thế nào

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng tiểu đường của bố bạn có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm đau mắt và răng lung lay. Để giảm các triệu chứng và kiểm soát mức đường huyết, bố bạn đã tiêm và uống thuốc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu mức đường huyết vẫn cao và triệu chứng không giảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.:

Bác sĩ có thể đánh giá lại liều thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của bố bạn. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề xuất việc nằm viện để điều trị và theo dõi tình trạng tiểu đường.

Ngoài ra, bố bạn cũng nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp kiểm soát tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

Tuy nhiên, tôi không thể đưa ra lời khuyên cụ thể mà không có thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của bố bạn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Xem thêm bình luận
Biến chứng của tiểu đường có sao không? Có nguy hiểm không?

Ông em bị tiểu đường 10 năm nay, hiện tại ông bị mờ mắt nhiều, vết thương lâu lành, hay tê chân. Bác sĩ cho em hỏi đây có phải biến chứng tiểu đường không? Và có nguy hiểm không ạ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
1
8

Chào Nguyễn Trúc

Tiểu đường lâu năm , đặc biệt là tiểu đường kiểm soát kém sẽ tăng nguy cơ bị các biến chứng như đột quỵ, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh lý võng mạch gây mờ mắt, suy thận, bệnh nhân kinh ngoại biên như tê bì tay chân, bí tiểu, tiểu không tự chủ, hẹp mạch máu chân, dễ nhiễm trùng làm vết thương khó lành.

Với trường hợp của ông bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống hợp lý và đi tái khám theo hẹn để bác sĩ điều chỉnh liệu pháp điều trị phù hợp nếu đường huyết vẫn chưa đạt mục tiêu nhé.

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Rất rất là nguy hiểm luôn chị ơi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Nguy hiểm lắm ạ, không kiểm soát tốt có khi phần bị thương hoại tử là chuyện bth á chị

1 năm trước
Thích
Trả lời

Đừng chờ đợi cho đến khi vấn đề về tiểu đường trở nên trầm trọng. Bắt đầu từ bây giờ với những biện pháp đơn giản như thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ và duy trì sức khỏe tốt.

Biến chứng của tiểu đường có sao không? Có nguy hiểm không? Biến chứng của tiểu đường có sao không? Có nguy hiểm không? 
1 năm trước
Thích
Trả lời

Biến chứng đó bạn, nguy hiểm chứ, vết thương lâu lành dễ nhiễm trùng lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Biến chứng của tiểu đường là những vấn đề sức khỏe mà người bị tiểu đường có thể gặp phải do tình trạng đường huyết không được kiểm soát tốt. Các biến chứng này có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau và có thể nguy hiểm đến tính mạng.:

Với ông của bạn, các triệu chứng như mờ mắt nhiều, vết thương lâu lành và tê chân có thể là biến chứng của tiểu đường. Mờ mắt nhiều có thể là do tổn thương võng mạc, vết thương lâu lành có thể là do tổn thương mạch máu và tê chân có thể là do tổn thương thần kinh ngoại biên.

Các biến chứng của tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh, tim mạch, mắt, thận, chân và da. Chúng có thể gây ra các vấn đề như đau tim, đột quỵ, suy thận, mất thị lực và các vấn đề về chân.

Việc quản lý tiểu đường và kiểm soát đường huyết là rất quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng. Điều này bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Tuy nhiên, để đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của ông của bạn, tôi khuyên bạn nên đưa ông đi kiểm tra và tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tiểu đường. Bác sĩ sẽ có thể đưa ra đánh giá chi tiết về biến chứng của ông và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc ông của bạn khỏe mạnh!

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Xem thêm bình luận
Biến chứng của tiều đường có ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào?


Em là một người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Em đang rất lo lắng về các biến chứng của bệnh. Em muốn hỏi:

  • Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng gì?
  • Mức độ nguy hiểm của các biến chứng này như thế nào?
  • Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường?
  • Những khó khăn gặp phải khi sống chung với bệnh tiểu đường.
  • Có phải khi mắc bệnh tiêu đường là không được mang thai không ạ? Vì mẹ em bảo thế nên em cũng đang hoang mang ạ.

Em rất mong nhận được câu trả lời và lời khuyên từ các anh chị trong cộng đồng.

Cảm ơn các anh chị rất nhiều!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
1
9

Chào bạn,

Những thắc mắc của bạn, câu trả lời của Hellobacsi AI đã hầu hết đầy đủ. Tuy nhiên bác sĩ cũng bổ sung 1 số ý sau:

  • Tiểu đường vẫn có thể mang thai, và khi mang thai bạn càng nên tuân thủ và tham khảo theo ý kiến của bác sĩ để thai kì được an toàn
  • Một số bệnh nhân cho rằng chế độ ăn của tiểu đường rất khắt khe và phải cắt hoàn toàn tinh bột, có thể phải nấu ăn riêng với gia đình. Điều này là không đúng. Bác sĩ vẫn khuyên người bệnh ăn đầy đủ dưỡng chất, hạn chế chứ không cắt bỏ hoàn toàn tinh bột.
  • Nhiều bệnh nhân cho rằng tiểu đường là bệnh mạn tính không chữa khỏi và đi tìm đến các loại thuốc đông y. Điều này là không nên vì một số thuốc đông y có chứa corticoid sẽ vô tình làm đường huyết cao khó kiểm soát
... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Trả lời

Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất là biến chứng, cho nên phòng ngừa biến chứng ở người bị tiểu đường là điều quan trọng nhất. Các bác tham khảo sp phòng ngừa biến chứng này nhé

Biến chứng của tiều đường có ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào?Biến chứng của tiều đường có ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào?
1 năm trước
Thích
Trả lời

Mẹ mình bị suy tim, biến chứng mắt, bàn chân, suy thận

1 năm trước
Thích
Trả lời

người nhà của mình cũng bị tiểu đường, hóng bác sĩ trả lời để tham khảo ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Rất vui được giúp đỡ. Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi của bạn:
  1. Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng gì? Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm:
  • Biến chứng tim mạch: Tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, đột quỵ và suy tim.
  • Biến chứng thần kinh: Tiểu đường có thể gây ra tổn thương thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau, tê, và giảm cảm giác.
  • Biến chứng thị lực: Tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, đục thủy tinh thể và đục thủy tinh thể.
  • Biến chứng thận: Tiểu đường có thể gây ra tổn thương thận, dẫn đến suy thận và cần điều trị thay thế chức năng thận.
  • Biến chứng chân: Tiểu đường có thể gây ra tổn thương da và mạch máu ở chân, dẫn đến viêm nhiễm và loét chân.
  1. Mức độ nguy hiểm của các biến chứng này như thế nào? Các biến chứng của tiểu đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm cho sức khỏe. Chúng có thể gây ra sự suy giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và trong một số trường hợp, có thể gây tử vong.

  2. Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường? Để phòng ngừa và kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, hạn chế đường và tinh bột.
  • Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Kiểm soát đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều chỉnh lối sống để giảm căng thẳng và tăng cường giấc ngủ.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan như huyết áp cao và cholesterol cao.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ và theo dõi sức khỏe với bác sĩ.
  1. Những khó khăn gặp phải khi sống chung với bệnh tiểu đường. Sống chung với bệnh tiểu đường có thể mang đến một số khó khăn, bao gồm:
  • Phải kiểm soát đường huyết hàng ngày và tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
  • Cần theo dõi các triệu chứng và biến đổi của bệnh để điều chỉnh điều trị.
  • Có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng về tương lai và biến chứng của bệnh.
  • Cần thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe để duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
  1. Có phải khi mắc bệnh tiểu đường là không được mang thai không ạ? Không, không phải khi mắc bệnh tiểu đường là không được mang thai. Tuy nhiên, mang thai khi mắc bệnh tiểu đường đòi hỏi sự quan tâm và quản lý chặt chẽ. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về việc quản lý tiểu đường trong quá trình mang thai.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa, kiểm soát chúng. Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Chúc bạn khỏe mạnh và thành công trong việc quản lý bệnh tiểu đường!

... Xem thêm
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Xem thêm bình luận

đang tải

Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!