Tiểu đường

12 chủ đề
8.5k tương tác
16k thành viên
avatar

Tạo bài đăng của bạn

Bài đăng được ghim

Xôi là một món ăn phổ biến được làm chủ

Khi mắc bệnh tiểu đường có ăn xôi được không?


Xôi là một món ăn phổ biến được làm chủ yếu từ gạo nếp, kết hợp cùng các nguyên liệu khác để gia tăng thêm hương vị. Vậy, bệnh tiểu đường ăn xôi được không? Câu trả lời là nên hạn chế và tránh ăn liên tục món ăn này vì xôi thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) trung bình - cao, sẽ làm ảnh hưởng xấu đến mức đường huyết sau ăn.


Theo Viện dinh dưỡng TP.HCM, chỉ số đường huyết (GI) của một số loại xôi phổ biến như sau:

- Xôi gạo nếp cái: GI = 94

- Xôi nếp ngỗng: GI = 75

- Xôi nếp ngỗng lứt: GI = 63


Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI <= 55) và trung bình (GI = 56 - 69), đồng thời hạn chế các thực phẩm có GI cao (GI >= 70).

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Xôi là một món ăn phổ biến được làm chủXôi là một món ăn phổ biến được làm chủ
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
1
3
Xem thêm bình luận
Gạo lứt nổi tiếng là một loại thực phẩm giàu

Khi bị bệnh tiểu đường ăn gạo lứt được không?


Gạo lứt nổi tiếng là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất, được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày vì rất tốt cho sức khỏe. Vậy, bệnh tiểu đường ăn gạo lứt được không? Câu trả lời chắc chắn là được và còn rất tốt cho sức khỏe nhờ những lợi ích sau đây:


- Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hàm lượng chất xơ cao nhưng lại ít carbohydrate

- Chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh Alzheimer

- Chống rối loạn lipid máu, giảm cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch

- Hỗ trợ giảm cân

- Ổn định đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng trên tim mạch do bệnh tiểu đường

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.


Bạn nên kết hợp gạo lứt với một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, hãy lưu ý rằng gạo lứt có thể không phù hợp với những đối tượng sau đây: người bệnh thận mạn tính, người đang bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, m

... Xem thêm
Gạo lứt nổi tiếng là một loại thực phẩm giàuGạo lứt nổi tiếng là một loại thực phẩm giàu
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
3
Xem thêm bình luận
Người tiểu đường có ăn được bún không?Bún tươi là

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không?


Bún tươi là loại thực phẩm có hình dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo nên chứa một lượng lớn carbohydrate (chất bột đường) dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Vậy, người tiểu đường có ăn được bún không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể ăn được bún với một lượng vừa phải, kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác.


Theo Viện dinh dưỡng TP.HCM, chỉ số đường huyết (GI) của bún là 51.2, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp. Thực phẩm có GI thấp sẽ ít ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong 100g bún tươi vẫn có chứa 25,2g carbohydrate nên bệnh nhân tiểu đường nên tính toán tổng lượng carb nạp vào hàng ngày và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nên ăn bao nhiêu bún là phù hợp nhé!

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiệ

... Xem thêm
Người tiểu đường có ăn được bún không?Bún tươi làNgười tiểu đường có ăn được bún không?Bún tươi là
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
1
3
Xem thêm bình luận
Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?Bơ

Người bị tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?


Bơ ăn kèm với sữa là một món ăn hấp dẫn với vị thơm, béo, bùi nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là một món ăn chứa nhiều calo và chất béo nên nhiều người lo ngại không biết người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không? Câu trả lời là nên hạn chế bởi khi ăn quá nhiều bơ kết hợp với sữa đặc hay sữa nguyên kem sẽ gây dư thừa calo, tăng nguy cơ tăng cân (béo phì). Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.


Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ăn một quả bơ cỡ trung bình mỗi ngày mà không cần kết hợp với sữa. Bởi bơ vẫn là một “siêu thực phẩm” tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường nhờ chỉ số đường huyết thấp (GI = 15) không làm tăng đường huyết sau ăn. Đồng thời, bơ còn chứa nhiều dưỡng chất, giúp tăng độ nhạy của insulin, làm giảm đường huyết, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hoạt động củ

... Xem thêm
Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?BơNgười tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?Bơ
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
1
3
Xem thêm bình luận
Người tiểu đường ăn cháo trắng được không?Cháo trắng thực

Người bị bệnh tiểu đường ăn cháo trắng được không?


Cháo trắng thực chất là món ăn được nấu từ gạo trắng với một lượng nước lớn. Gạo trắng là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, có thể làm tăng lượng đường trong máu và không được khuyến khích cho bệnh tiểu đường. Vậy còn cháo trắng thì sao, tiểu đường ăn cháo trắng được không? Câu trả lời là nên hạn chế bởi theo Viện dinh dưỡng TP.HCM, cháo nấu từ gạo có chỉ số đường huyết (GI) đến 78, thuộc nhóm thực phẩm có GI cao, sẽ làm mức đường huyết sau ăn tăng đột biến.


Thay vì dùng gạo trắng để nấu cháo, bệnh nhân tiểu đường có thể thay thế dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt khác để nấu cháo như gạo lứt, yến mạch, hạt kê,...Cháo yến mạch thô có GI = 55, cháo hạt kê có GI = 67, thuộc nhóm GI trung bình - thấp, được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường.

Bữa sáng cho người tiể

... Xem thêm
Người tiểu đường ăn cháo trắng được không?Cháo trắng thựcNgười tiểu đường ăn cháo trắng được không?Cháo trắng thực
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
34
1
2
Xem thêm bình luận
Người tiểu đường ăn nước tương được không?Nước tương là

Người bị bệnh tiểu đường ăn nước tương được không?


Nước tương là một loại nước chấm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại có độ mặn và hương vị đậm đà. Vì vậy, nhiều người không biết “Người tiểu đường ăn nước tương được không?”. Câu trả lời là nên hạn chế vì nước tương chứa nhiều muối (natri) không tốt cho sức khỏe.


Nước tương thường được làm từ thành phần chủ yếu là đậu nành lên men, cùng với nước, muối ăn và lúa mì. Chỉ 1 thìa canh nước tương chứa gần 40% lượng muối khuyến nghị hàng ngày là 2.300 miligam. Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, nước tương chứa đậu nành và lúa mì cũng tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng với một số đối tượng nhất định.

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Người tiểu đường ăn nước tương được không?Nước tương làNgười tiểu đường ăn nước tương được không?Nước tương là
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
86
1
1
Bệnh tiểu đường có ăn được socola không?Nếu bạn đang

Khi bị bệnh tiểu đường có ăn được socola không?


Nếu bạn đang lo lắng “Bệnh tiểu đường có ăn được socola không?” vì nghe đồn rằng bị tiểu đường thì tuyệt đối phải kiêng socola. Bạn vẫn có thể ăn socola nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, không quá thường xuyên và nên ưu tiên socola đen (70% ca cao).


Cố gắng không ăn quá nhiều cùng một lúc vì socola chứa nhiều calo, đường và chất béo bão hòa, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn ăn quá thường xuyên, nó có thể bắt đầu làm tăng mức cholesterol và gây tăng cân. Khi bị tiểu đường, điều quan trọng là phải lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn và tính toán hàm lượng carbohydrate nạp vào hàng ngày.

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Bệnh tiểu đường có ăn được socola không?Nếu bạn đangBệnh tiểu đường có ăn được socola không?Nếu bạn đang
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
1
1
Vải là một loại trái cây phổ biến với vị

Khi bị bệnh tiểu đường có ăn vải được không?


Vải là một loại trái cây phổ biến với vị ngọt đặc trưng nên nhiều người lo lắng không biết “Bệnh tiểu đường ăn vải được không?”. Câu trả lời tất nhiên là được. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn một phần trái cây chứa 15 gram đường tương đương 6 quả vải mỗi ngày.


Quả vải giàu chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu các dưỡng chất khác trong bữa ăn, hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, quả vải có chỉ số đường huyết (GI) là 57, thuộc nhóm GI trung bình. Khi ăn loại quả này, đường glucose sẽ được giải phóng chậm và ổn định, không khiến đường huyết tăng cao đột ngột. Tuy nhiên, tránh lạm dụng ăn quá nhiều vải mà nên kết hợp với một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng.

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Vải là một loại trái cây phổ biến với vịVải là một loại trái cây phổ biến với vị
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1
Bánh tét là một món ăn truyền thống vào ngày

Bị bệnh tiểu đường có ăn bánh tét được không?


Bánh tét là một món ăn truyền thống vào ngày Tết khá phổ biến. Bánh tét được làm từ gạo nếp cùng nhiều nguyên liệu khác nhau nên chứa rất nhiều calo. Vậy, bệnh tiểu đường ăn bánh tét được không? Câu trả lời là nên hạn chế và chỉ nên ăn một khẩu phần thật nhỏ để thỏa cơn thèm.


Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Phương Anh, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện An Bình (TP.HCM), bánh tét, bánh chưng, xôi chè…đều là những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng đường huyết sau ăn nhanh chóng. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Bánh tét là một món ăn truyền thống vào ngàyBánh tét là một món ăn truyền thống vào ngày
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
1
3
Xem thêm bình luận
Bệnh tiểu đường ăn cherry được không?Cherry (hay anh đào)

Bệnh nhân mắc tiểu đường có ăn cherry được không?


Cherry (hay anh đào) là một loại trái cây khá quen thuộc, có vị chua ngọt hấp dẫn. Vậy, bệnh tiểu đường ăn cherry được không? Câu trả lời là hoàn toàn được bởi đây là một “siêu thực phẩm” rất tốt cho sức khỏe.


Cherry có chỉ số đường huyết GI là 63, thuộc nhóm thực phẩm GI trung bình. Cherry cũng chứa chất xơ từ vỏ, không làm tăng lượng đường trong máu. Điều này giúp cherry trở thành món ăn hoàn hảo cho những người bị tiểu đường.


Ngoài ra, cherry cũng mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như chống viêm, ngừa ung thư, tăng chất lượng giấc ngủ, làm dịu các cơ bắp bị đau, hạ huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim.


Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn nên thưởng thức cherry ở mức độ vừa phải, vì loại quả này vẫn có chứa một lượng carbohydrate nhất định.


... Xem thêm
Bệnh tiểu đường ăn cherry được không?Cherry (hay anh đào)Bệnh tiểu đường ăn cherry được không?Cherry (hay anh đào)
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
1
3
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?Trong

12

12

avatar
Gợi ý 20 món ăn bổ dưỡng cho người tiểu đường

10

11

avatar
Tiểu đường khi mang bầu có bị ảnh hưởng không

8

10

avatar
Cách chăm sóc và thực đơn cho người bị tiểu

8

10

avatar
Cho em hỏi các loại rau củ quả giúp bổ

7

10

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!