Tiểu đường

12 chủ đề
7.7k tương tác
15k thành viên
avatar

Tạo bài đăng của bạn

1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!
Bắt đầu16/09/2024
Kết thúc30/09/2024
1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!
8
12 Bình luận
Người tiểu đường có ăn được chà là không?

Chà là có thành phần dinh dưỡng ấn tượng nhưng khá ngọt. Vậy thì, người tiểu đường có ăn được chà là không?


Có nghiên cứu đã chứng minh rằng chà là chứa 13 hợp chất phenolic với hàm lượng cao. Chúng là các chất ức chế đặc hiệu của enzyme α-glucosidase (enzyme có vai trò phân giải carbohydrate trong thức ăn thành glucose - trực tiếp làm tăng đường huyết). Nhờ đó, ăn chà là cùng với bữa ăn sẽ giúp đường hấp thu chậm hơn, làm giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, quả chà là đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và nhiều vấn đề sức khỏe khác.


Khi ăn chà là ở mức độ vừa phải, chúng là lựa chọn an toàn và bổ dưỡng cho những người bệnh tiểu đường. Cụ thể, mỗi ngày bệnh nhân nên ăn 2-3 quả chà là là tốt nhất.


Thực phẩm kiểm soát tiểu đường

Người tiểu đường có ăn được chà là không?Người tiểu đường có ăn được chà là không?
0
0 Bình luận
Liệu bị tiểu đường có ăn được bì lợn không?

Hầu hết những bộ phận trên cơ thể con lợn đều được cho là có nhiều chất béo, kể cả phần bì lợn. Do đó, nhiều người lo ngại liệu bị tiểu đường có ăn được bì lợn không, có làm tăng nguy cơ gây biến chứng tim mạch không?


Thực ra, bệnh nhân hoàn toàn ăn được bì lợn vì nó không chứa carbohydrate, sẽ không làm tăng đường huyết. Ngoài ra, bì lợn còn hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng chống ung thư và chống lão hóa. Đây cũng là loại collagen tự nhiên tốt cho da, gân, xương và tóc mà chị em phụ nữ nên sử dụng.


Tuy nhiên, bì lợn vẫn có hàm lượng chất béo và natri cao, lại không chứa đủ acid amin thiết yếu mà cơ thể cần, dễ gây tăng mỡ máu, tăng huyết áp và tăng cân. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn một lượng vừa phải và không nên ăn quá thường xuyên.


Thực phẩm Kiểm soát bệnh tiểu đường

Liệu bị tiểu đường có ăn được bì lợn không?Liệu bị tiểu đường có ăn được bì lợn không?
0
0 Bình luận
Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?

Lê là một loại quả rất tốt cho đường tiêu hóa, lại chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì cũng là một loại quả có vị ngọt nên nhiều người hay đặt câu hỏi là "Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?".


Một trái lê có chứa gấp 4 lần lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày và chất xơ chính là một phần rất quan trọng để bạn ổn định đường huyết, nhờ vào việc làm chậm hấp thu đường vào máu. Ngoài ra, lê cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Từ những lí do này, lê cũng được xếp vào nhóm hoa quả tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều lê, mà cần cân đối với khẩu phần ăn trong ngày nhé!


Thực phẩm kiểm soát tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?
0
0 Bình luận
Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Nhiều người hay hỏi là "Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?" vì đây là một loại rau dùng nấu canh rất quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày của người Việt. Hầu hết các loại rau xanh đều rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, rau ngót cũng vậy. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu, rau ngót có chứa lượng lớn insulin, nếu người tiểu đường ăn rau ngót thường xuyên thì có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.


Ngoài ra, rau ngót cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như sắt, vitamin A, vitamin C...rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể nấu canh rau ngót để ăn hoặc sắc thuốc uống,... Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 20 - 40 gam rau ngót, ăn nhiều rau ngót có thể gây khó ngủ, khó thở, ăn mất ngon,...

0
0 Bình luận
Người tiểu đường ăn lạc được không?

Chỉ số GI của lạc (đậu phộng) là 14 trên thang từ 0-100, được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ít gây biến động đường huyết sau ăn của bệnh nhân. Vậy nên, khi được hỏi "Người tiểu đường ăn lạc được không?", thì câu trả lời là có.


Không chỉ thế, với thành phần protein tốt cùng với kẽm, mangan thì người bệnh tiểu đường ăn lạc còn giúp quản lý đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch. Nhưng một tin xấu là cũng có rất nhiều người bị dị ứng với lạc, nên bạn cần chú ý trước khi ăn nhé!

0
0 Bình luận
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang mật được không?

Nếu bạn đang thắc mắc không biết "Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang mật được không?" thì câu trả lời là ĐƯỢC. Dù khoai lang hay khoai lang mật có nhiều carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trong chừng mực cho phép. Bởi vì hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang giúp cơ thể no lâu, giảm thiểu tối đa lượng thức ăn khác nạp vào. Đặc biệt, tác dụng của khoai lang với người tiểu đường là lượng chất xơ này không làm tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.


Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại thực phẩm giàu carb nào khác, trước khi ăn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, đồng thời kết hợp hợp lý cùng chế độ ăn cân đối, lành mạnh thường ngày.


xem thêm

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang mật được không?Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang mật được không?
0
0 Bình luận
Tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Tiểu đường có ăn được đường phèn không? Chắc chắn là KHÔNG NÊN. Mặc dù theo y học cổ truyền, đường phèn mang đến nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh đường phèn có lợi cho người bệnh tiểu đường.


Trên thực tế, đường phèn và đường cát thực chất là một, chúng chỉ khác nhau ở dạng chế biến và hình dạng bên ngoài, đường phèn cũng sẽ có vị ngọt thanh hơn đường cát.


Do đó, dù sử dụng đường cát hay đường phèn thì cũng có khả năng khiến chỉ số đường huyết tăng cao và làm tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.


Kiểm soát tiểu đường

Tiểu đường có ăn được đường phèn không?Tiểu đường có ăn được đường phèn không?
0
0 Bình luận
Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không?

Trước đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoai tây có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, hiện nay với câu hỏi: "Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không?", bạn có thể trả lời là có nếu chế biến theo cách lành mạnh. Bởi khoai tây cũng chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Do đó, khoai tây có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.


Luộc khoai tây là cách chế biến lành mạnh nhất. Ngược lại, nếu ăn khoai tây chiên, hay nghiền khoai tây với bơ thì vẫn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Vì những món ăn này chứa nhiều chất béo không lành mạnh và một lượng lớn calo.


Để đảm bảo an toàn, tốt nhất trước khi ăn khoai tây, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị của mình để biết chính xác lượng khoai tây nên nạp vào.

... Xem thêm
Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không?Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không?
0
0 Bình luận
Tiểu đường ăn sầu riêng được không?

Tiểu đường ăn sầu riêng được không? Sầu riêng là một trong số các loại trái cây mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn. Bởi vì lượng đường trong sầu riêng khá cao. Nó chứa các loại đường đơn giản như sucrose, fructose và glucose khiến người bệnh tiểu đường tăng lượng đường trong máu kèm theo mờ mắt và buồn nôn.


Hơn thế nữa, với chỉ số đường huyết trung bình là 58, sầu riêng có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu nếu dùng với số lượng lớn. Vậy nên, khuyến cáo cho rằng bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá 2 múi sầu riêng mỗi ngày.


Hướng dẫn kiểm soát bệnh tiểu đường


Tiểu đường ăn sầu riêng được không?Tiểu đường ăn sầu riêng được không?
0
0 Bình luận
Người bị tiểu đường có ăn được dứa không?

Dứa (thơm) là loại trái cây có vị chua ngọt dễ ăn và được nhiều người yêu thích. Nhưng đây lại là một loại quả có vị ngọt và hàm lượng đường khá cao khi so với các loại trái cây khác. Vậy, người bị tiểu đường có ăn được dứa không? Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn dứa, nhưng lưu ý cần kiểm soát lượng dứa tiêu thụ và tính toán lượng đường này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Một khẩu phần dứa khuyến nghị cho người tiểu đường thường là một miếng khoảng 5cm.


Tuy nhiên, lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức đường huyết và lượng carbohydrate mà bạn được phép nạp vào mỗi ngày. Hãy nhớ rằng carbohydrate từ trái cây, bao gồm cả dứa, được xem là nguồn "carb tốt", khác với các loại carb từ nước ngọt hay bánh kẹo.


Kiến thức kiểm soát bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có ăn được dứa không?Người bị tiểu đường có ăn được dứa không?
0
0 Bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Sau sinh khi nào đi kiểm tra tiểu đường

10

14

avatar
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không?

9

11

avatar
Tiểu đường thai kỳ sau khi sinh chế độ ăn như thế nào?

9

10

avatar
Cách chăm sóc và thực đơn cho người bị tiểu

8

10

avatar
những dòng sữa cho người tiểu đường tốt

7

10

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!