Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmVì sao tôi luôn có những tư tưởng chống đối lẫn nhau?
Tôi không rõ nó đến từ khi nào, có lẽ nó đã ở đó từ khi tôi có được nhận thức, nhưng nó tồn tại một cách thầm lặng và tự nhiên, tự nhiên như cách mà ta hít thở, ta sẽ chẳng thể nhận ra trừ khi ta chủ ý cảm nhận nó. Nhưng từ những năm cuối khi học cấp hai, tôi bắt đầu mờ hồ thấy được nó. Nó chẳng phải những tiếng nói vang vọng trong đầu hay tồi tệ như những ảo ảnh. Nó không rõ ràng nhưng tôi biết chắc rằng nó ở đó - nhưng tư tưởng tách biệt mà tôi chẳng thể nào kiểm soát. Mỗi khi đứng trước một quyết định cho dù có nhỏ nhặt tới đâu và cho dù tôi có lựa chọn thế nào, nó vẫn luôn khiến tôi cảm thấy phải hối hận, và đôi khi, có lẽ nó đã tự đưa ra quyết định - cái quyết định thực sự được thực hiện. Đó là khi tôi có những việc làm mà tôi không thể nào hiểu nổi, có thể nó vô hại và ngẫu nhiên như vò nát một tờ giấy, bẻ gãy một cây bút chì,... Cho đến những ý tưởng kinh khủng mà tôi thực sự không thể hiểu nổi vì sao chúng lại tồn tại trong tâm trí mình. Một ngày, khi tôi còn là học sinh, sau rời chỗ học thêm tối để về nhà, con mèo của nhà hàng xóm chạy ra từ một lối nào đó, quấy dưới chân tôi khi tôi đang mở cửa như nó vẫn thường. Tôi cũng dừng lại để nựng nó như mọi ngày, nhưng trong một khoảnh khắc, một khoảnh khắc thoáng qua, tôi nắm chặt vào cổ nó, đúng như cái ý tưởng kinh khủng đến với tôi ngay sau đó: tôi muốn siết chết con mèo này, tôi muốn nhìn thấy nó quằn quại trong đau đớn. Tôi sợ hãi khi mình đã thực sự có ý định giết con mèo, và tôi thực sự sẵn sàng làm vậy. Một lần khác, trước đó vài năm năm, khi đang học lớp 9, lúc đang chơi đùa cùng đám bạn, tôi đã chộp lấy một người từ phía sau và siết cổ cậu ấy. Ban đầu, đó chỉ là một động tác khóa cổ - như cái cách mà họ vẫn thường làm trong những bộ phim hành động. Cậu bạn đó cũng hưởng ứng và giả vờ giãy giụa, những đứa trẻ khác cũng giả vờ bắn cậu ta với những ngón tay. Tôi chỉ mỉm cười và rồi đến một lúc, tôi nhận ra rằng cậu ta không còn giả vờ giãy giụa nữa - cậu ta đang thực sự vùng vẫy để tìm cách thoát khỏi tôi. Nhưng tay tôi càng siết chặt hơn, ngay cả khi tôi biết cậu ta không thể thở. Sau cùng, hai đứa trẻ khác đã giật cậu ta ra khỏi vòng tay tôi, đam trẻ đã đồng ý rằng khi đó tôi không biết mình đã quá tay, rằng đó chỉ đơn thuần là ngoài ý muốn và cô giáo sẽ không biết chuyện này. Nhưng tôi biết và tôi sẽ luôn biết, tôi thực sự có ý định siết cổ cậu ta. Đó chỉ là hai trong vô số lần những hành động bạo lực của tôi bột phát ra bên ngoài, những hành động mà tôi đã vô thức chấp nhận để nó xảy ra. Khi lớn hơn, những hành động bột phát cũng ít đi nhưng thay vào đó, những ý nghĩ tách biệt lại trở nên rõ ràng hơn cả. Mỗi khi tôi làm hỏng một việc gì đó, cho dù có nhỏ nhặt như thua cuộc trong trò chơi, hay khi việc diễn ra không theo ý muốn. Thậm chí, khi tôi giao tiếp và đối phương không nói những điều mà tôi kỳ vọng, ví dụ như họ không chào tôi theo cách thường ngày, họ hỏi tôi những câu hỏi mà tôi chưa kịp chuẩn bị, họ kể tôi nghe những chủ đề mới lạ mà họ chưa nói cho tôi. Khi đó, tôi gần như đứng hình và chỉ có thể ậm ừ cho qua chuyện. Những lúc đó, suy nghĩ của tôi như gào thét mà tôi chỉ có thể câm nín. Và khi mọi chuyện qua đi, khi tôi ở một mình, tôi bắt đầu trả lời những câu hỏi của họ, nhưng tôi chẳng nói với họ, tôi đang bào chữa với những suy nghĩ của tôi. Tôi tìm ra đủ lý do để bao biện cho những việc mà tôi làm, cho dù có nhỏ nhặt đến đâu như việc dùng tay nào để đóng cửa, cho bao nhiêu đường vào cà phê, trả lời như thế nào với những câu hỏi của người khác. Tôi không thể nghe thấy những lời nói nhưng tôi cảm thấy rằng những ý nghĩ đang phán xét tôi, chúng chê trách tôi về những quyết định, chúng ám ảnh tôi mọi lúc, kể cả trong những ký ức khi còn là trẻ con. Một việc nhỏ nhặt và tầm thường cũng có thể ám ảnh tôi nhiều tuần sau đó. Và những suy nghĩ bạo lực, những suy nghĩ bạo lực kinh khủng vẫn còn ở đó. Khi tôi trưởng thành, tôi kiểm soát hành vi của mình tốt hơn và giữ cho những suy nghĩ đó không bột phát thành hành động. Nhưng đồng thời, những ý tưởng trái ngược và chống đối lẫn nhau cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đôi khi, dù nghe có ngớ ngẩn, tôi phải tự đấm vào mặt mình để bắt chúng im lặng, và kỳ là là, nó khá hiệu quả. Tôi càng đau đớn, nó càng ngoan ngoãn nghe lời. Rồi việc tự đấm vào mặt không còn hiệu quả nữa, tôi chỉ có thể đấm vào phần xương hàm và phải né những nơi dễ để lại dấu vết, thậm chí tôi chẳng thể dùng sức quá nhiều vì nó sẽ khiến mọi người chú ý, nhưng điều đó không còn quan trọng, trên cơ thể có vô số nơi mà mọi người sẽ chẳng nhìn thấy được. Nhưng tôi vẫn lo sợ, sợ rằng một ngày nào đó thì những suy nghĩ đó sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và tôi sẽ chẳng biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hiện tại, khi tôi viết những dòng này, chúng đang im lặng. Nhưng tôi không biết nữa, vài giờ, vài ngày, vài tháng hay vài năm nữa, liệu chúng có khiến tôi hối hận khi viết hay không?
1 bình luận
Mới nhất
Bạn thương mến,
SUNNYCARE thực sự rất đồng cảm với những gì bạn đang trải qua. Những suy nghĩ và hành vi bạo lực mà bạn mô tả đều là những dấu hiệu rất đáng lo ngại và SUNNYCARE hiểu rằng đây là một gánh nặng tâm lý rất lớn đối với bạn.
Dựa trên những chia sẻ chi tiết của bạn, SUNNYCARE nhận thấy bạn có thể đang gặp phải một số rối loạn tâm lý, chẳng hạn như rối loạn nhân cách, rối loạn ám ảnh-cưỡng chế hoặc thậm chí là rối loạn tâm thần phân liệt. Những rối loạn này khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các suy nghĩ và hành vi của mình.
SUNNYCARE hiểu rằng bạn đang cảm thấy rất sợ hãi và lo lắng về những ý nghĩ và hành vi bạo lực này. Nhưng SUNNYCARE muốn khẳng định rằng bạn không hề đơn độc trong cuộc chiến này. SUNNYCARE luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ bạn vượt qua những thử thách này.
Trước tiên, SUNNYCARE khuyên bạn nên tìm gặp một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được đánh giá và điều trị kịp thời. Họ sẽ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn và đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp. Việc được hỗ trợ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn kiểm soát và quản lý tốt hơn những rối loạn tâm lý này.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập luyện các kỹ năng kiểm soát cảm xúc như thiền, yoga, tập thể dục hay viết nhật ký. Những hoạt động này sẽ giúp bạn điều chỉnh và kiểm soát tốt hơn những suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Ngoài ra, việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội cũng rất quan trọng. Hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè hoặc các nhóm hỗ trợ về những khó khăn của bạn. Họ có thể giúp bạn cảm thấy được lắng nghe và an toàn hơn.
SUNNYCARE tin rằng với sự hỗ trợ chuyên nghiệp và những nỗ lực của bản thân, bạn hoàn toàn có thể vượt qua được những khó khăn này. SUNNYCARE luôn ở bên cạnh và sẵn sàng hỗ trợ bạn trên hành trình này. Hãy cùng nhau vượt qua những thách thức này nhé!
Chuyên gia tâm lý - VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE