Gợi ý những quyển sách hay đáng để đọc
Dạo này em đang thất nghiệp ở nhà ạ, thay vì cuống cuồng tìm lại công việc mới thì em đang
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
e xin kính chào bác sĩ và mọi người!
con gái e năm nay 9 tuổi, cao 140cm, nặng 36kg
chaus bị bệnh đái dầm từ bé đến bây giờ 9 tuổi rồi. Cháu vẫn bị dù mẹ cháu cho đi khám thận và bàng quang ko vấn đề gì. Mẹ cháu đã khám và mua các loại thuốc cộng trị liệu bằng máy đái dầm nhưng không có kết quả. Đêm cháu ngủ ko thể biết tự tỉnh dậy đi đái. Trừ khi mẹ giục gọi dậy để đi vệ sinh
hom nay mẹ cháu có đọc bài về đái dầm và thấy có nguyên nhân là chứng ngừng thở khi ngủ có thể bị ảnh hưởng( lý do mẹ cháu nghĩ có liên quan là vì bố cháu bị chứng ngừng thở khi ngủ, nhưng ko biết do béo phì hay nguyên nhân gì, bố cháu 84kg, cao m75)
mà cháu có biểu hiện ngáy khi ngủ từ bé ạ, mũi hay chảy máu cam và khi soi cổ họng thấy amidan sưng to quanh năm, hôm nào nhà có tiệc mà lỡ uống quá 1 cốc nước buổi tối thì đái 2 lần / đêm!
mong bác sĩ xem xét phản hồi căn bệnh này của cháu để mẹ cháu có thể cho cháu đi khám. Vì hiện tại mẹ cháu cũng ko biết cho cháu đi khám khoa gì khi bị căn bệnh này.
cháu năm nay 9 tuổi nhưng ko dám đi chơi qua đêm ở nhà bà hay ai khác vì cháu ngại. Và bệnh ảnh hưởng đến mẹ cháu khi nào mệt quên ko gọi đv con dậy đái là lại bị đái ra chăn đệm, hôm sau giặt giũ phòng ốc khai ạ. Hic
mong bác sĩ phản hồi
2 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn,
Ở trẻ từ 0 đến 3 tuổi là lúc các bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện bình thường. Khi lớn hơn, nếu có nhu cầu đi vệ sinh, các bé sẽ nói "bô" hay "đi tè" để bố mẹ giải quyết giúp. Nhưng từ 5 tuổi trở lên, thường là trên 7 tuổi mà bé vẫn đi tè dầm ban đêm thì là biểu hiện không bình thường.
Có 3 yếu tố kết hợp tác động khiến trẻ tè dầm: trẻ thiếu hormone (nội tiết tố) có chức năng cô đặc nước tiểu, bàng quang có kích thước nhỏ hơn bình thường, trẻ có giấc ngủ khá sâu. Việc điều trị cần kết hợp giữa phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Đối với điều trị không dùng thuốc:
- Hạn chế cho trẻ uống nước sau 17 giờ (mẹ thường nghĩ khi đi học trẻ không được uống nước hay uống sữa nên khi đi học về cho con uống bù), hạn chế nước ngọt, kể cả sữa nếu cân nặng hay BMI của trẻ trong giới hạn bình thường so với tuổi, thậm chí không nên uống thêm sữa trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ, nếu khát nước chỉ cho uống một ít tráng miệng.
Áp dụng các cách này trong 1 tháng và theo dõi mỗi tuần, nếu giảm trên 50% số lần tè dầm thì được xem là thành công.
Ngoài ra, nếu liệu pháp hành vi không cải thiện, khi đó sẽ cần dùng thuốc. Bạn cần đưa trẻ tới khám khoa Thận - Nội tiết tại các bệnh viện nhi đồng để sớm có cách điều trị hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ - Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm (Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An)
id.hellobacsi.com
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ