avatar

Tạo bài đăng của bạn

Chào mừng các thành viên mới tuần 1 tháng 6 của cộng đồng Sức khỏe phụ nữ Hello Bacsi

✌️ Cùng Hello Bacsi chào mừng tất cả các bạn thành viên mới tham gia cộng đồng Sức khoẻ phụ nữ Hello Bacsi tuần 1 tháng 6 (30/05-05/06/2022) cả nhà ơi. Hy vọng các bạn sẽ được trải nghiệm một cộng đồng thân thiện và hữu ích! Hãy thoải mái chia sẻ câu chuyện, thắc mắc của bạn để được các Chuyên gia giải đáp và tham gia các hoạt động trên cộng đồng để nhận được các phần quà hấp dẫn!


Nào giờ thì cả nhà cùng nhau chào đón các bạn thành viên mới bên dưới phần bình luận nhé!

Chào mừng các thành viên mới tuần 1 tháng 6 của cộng đồng Sức khỏe phụ nữ Hello Bacsi Chào mừng các thành viên mới tuần 1 tháng 6 của cộng đồng Sức khỏe phụ nữ Hello Bacsi 
2
41k
1 Bình luận
U xơ tử cung khi mang thai

Cho em hỏi khi mang bầu bị u xơ tử cung có gây sảy thai hay có nguy hiểm đến bé không ạ?

2
41k
1 Bình luận
Khám phụ khoa có đau không, quy trình khám như thế nào?

Với câu hỏi “Khám phụ khoa có đau không? Quy trình khám thế nào? Có cần nhịn ăn trước khi thăm khám?” Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, sẽ giải đáp như sau:


Khám phụ khoa luôn là vấn đề tế nhị khiến các chị em phụ nữ lo ngại khi đi khám bệnh. Tâm lý ngại ngùng, sợ đau, sợ ảnh hưởng, sợ không kín đáo… khiến chị em phụ nữ thường trì hoãn việc thăm khám. Vậy khám phụ khoa có thực sự đáng sợ đến thế? Có đau đớn hay gây khó chịu ảnh hưởng gì hay không? Quy trình thăm khám thế nào?

Khi bạn thăm khám phụ khoa, việc đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng của bạn, các triệu chứng khiến bạn khó chịu và các tiền sử bệnh lý, tiền sử sản phụ khoa, dị ứng… để định hướng cho việc thăm khám và chỉ định xét nghiệm và điều trị tiếp theo.


Nếu định hướng đến bệnh lý phụ khoa, bác sĩ sẽ thăm khám:

  • Khám ngoài ổ bụng và cơ quan sinh dục ngoài:
... Xem thêm
6
41k
2 Bình luận
Tiêm phòng HPV khi cho con bú có được không?

Em nghe nói tiêm phòng càng sớm càng tốt nhưng hiện tại em mới biết đến, thì có thể tiêm phòng vắc-xin HPV khi đang cho con bú không?

3
41k
2 Bình luận
Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần làm gì?

1. Tiêm phòng vắc-xin HPV

Trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, bạn nên tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Loại vắc-xin đặc biệt này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư vì thế bạn cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế.


2. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư. Đồng thời có một chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư. Nghiên cứu cho thấy stress là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn. Do vậy bạn hãy

... Xem thêm
3
41k
7 Bình luận
Chào mừng các thành viên mới tuần 2 tháng 5 của cộng đồng Sức khỏe phụ nữ Hello Bacsi

✌️ Cùng Hello Bacsi chào mừng tất cả các bạn thành viên mới tham gia cộng đồng Sức khoẻ phụ nữ Hello Bacsi tuần 2 tháng 5 (09-15/05/2022) cả nhà ơi. Hy vọng các bạn sẽ được trải nghiệm một cộng đồng thân thiện và hữu ích! Hãy thoải mái chia sẻ câu chuyện, thắc mắc của bạn để được các Chuyên gia giải đáp và tham gia các hoạt động trên cộng đồng để nhận được các phần quà hấp dẫn!


Nào giờ thì cả nhà cùng nhau chào đón các bạn thành viên mới bên dưới phần bình luận nhé!

Chào mừng các thành viên mới tuần 2 tháng 5 của cộng đồng Sức khỏe phụ nữ Hello BacsiChào mừng các thành viên mới tuần 2 tháng 5 của cộng đồng Sức khỏe phụ nữ Hello Bacsi
3
41k
3 Bình luận
#Góc tâm sự: Có nên uống thuốc tránh thai không?

💫 Thuốc tránh thai được xem là giải pháp an toàn, hữu hiệu mà nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để hạn chế việc mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà thuốc tránh thai đem lại cũng có nhiều chị em băn khoăn về tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy theo các chị em của cộng đồng Sức khỏe phụ nữ thì chúng mình có nên uống thuốc tránh thai không nhỉ? Nếu không thì nàng có thể chia sẻ một số phương pháp tránh thai mà nàng đang sử dụng để chúng mình cùng áp dụng nữa nhé?


👉 Chọn đáp án và chia sẻ lý do của bạn ở phần bình luận bên dưới. Hello Bacsi sẽ chọn ngẫu nhiên 2 bạn may mắn nhất được nhận e-voucher trị giá 100.000 đồng


⏳ Thời gian trả lời đến hết ngày 01/06/2022


*Bạn có thể sử dụng e-voucher tương đương tiền mặt để thanh toán, mua sắm các sản phẩm, giải trí, nhà hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, CGV, Grab, Now,…

-----

... Xem thêm
#Góc tâm sự: Có nên uống thuốc tránh thai không? #Góc tâm sự: Có nên uống thuốc tránh thai không? 
13
41k
17 Bình luận
https://hellobacsi.com/suc-khoe-phu-nu/

Mình đã trễ kinh đc 1 tuần vậy là sao nhỉ. Có những người có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của mình trong một số trường hợp đặc biệt là các thông tin liên quan đến các vấn đề trên đây sẽ được tính theo ngày nào cũng như ngày nào tôi cũng muốn được làm mẹ của con mình không co

4
41k
1 Bình luận
Kinh nghiệm khi khám phụ khoa nữ giới nên ghi nhớ

Khám phụ khoa quả thực không thể nào bỏ qua đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên thực hiện việc này như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất không phải dễ. Do đó chị em đừng bỏ qua kinh nghiệm “vàng” dưới đây:

.Tiến hành khám phụ khoa đúng thời điểm

khám phụ khoa nữ giới được chuyên gia đầu ngành khuyến cáo nên tiến hành 6 tháng/1 lần. Theo đó định kỳ chị em cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Như vậy thì những lo ngại về bệnh phụ khoa sẽ không “tìm đến” chị em.

Tuy nhiên, trong thực tế thì thời điểm chị em khám phụ khoa không nhất định định kỳ. Ngược lại nếu cơ thể của chị em có những biểu hiện của bệnh phụ khoa thì cần đi khám. Chẳng hạn như là:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Đau rát vùng âm đạo.
  • Vùng âm đạo bị chảy máu. Bao gồm chảy máu tự nhiên và kéo dài sau quan hệ.
  • Vùng kín nổi mụn, đỏ tấy bất thường.
  • Dịch âm đạo chuyển màu và tạo mùi hôi.
  • Đau khi “yêu” .
  • Khó có thai tự nhiên,…
... Xem thêm
4
41k
4 Bình luận
Những điều phụ nữ cần làm định kỳ hàng năm để có sức khỏe tốt

1.Lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp


Thực hiện khám sức khỏe nữ sẽ giúp chị em lựa chọn được phương pháp ngừa thai phù hợp với bản thân. Có rất nhiều biện pháp tránh thai, chẳng hạn như: sử dụng thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai (vòng ngừa thai), miếng dán, bao cao su hoặc que cấy. Mỗi biện pháp này sẽ có ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng phụ nữ khác nhau.


2. Tầm soát ung thư


Ung thư hầu hết đều diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đa số bệnh nhân khi đến khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, cơ hội điều trị rất thấp, thậm chí không thể chữa khỏi. Do vậy, tầm soát sớm ung thư là cách tốt nhất để phòng chống và phát hiện sớm căn bệnh quái ác này, gia tăng cơ hội điều trị thành công và tiết kiệm chi phí tối đa cho bệnh nhân. Đối với phụ nữ, nên thực hiện tầm soát định kỳ đối với ung thư vú, ung thư ruột kết và các loại ung thư phổ biến khác.


3. Tiêm phòng bệnh nhiễm


... Xem thêm
3
41k
4 Bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia cộng đồng Sức khỏe phụ nữ ngay hôm nay để chia sẻ câu chuyện, cùng thảo luận về bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!