Những người giảm cân hoặc có kế hoạch giảm cân đều thắc mắc cần đốt cháy bao nhiêu calo lo để
... Xem thêmUống thuốc bị giữ nước phải làm sao?
Khi uống thuốc bị giữ nước ở mặt, tay, chân,... thì bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau để điều trị hiệu quả:
1. Giảm lượng natri trong chế độ ăn
Natri (Na+) là chất dự trữ nước trong cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể bị tích nước, người bệnh nên cắt giảm lượng natri đưa vào cơ thể. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để làm giảm triệu chứng tích nước. Biện pháp giảm lượng Na+ nạp vào cơ thể là người bệnh nên ăn nhạt, ăn ít muối, hạn chế các thực phẩm công nghiệp,... Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,...
2. Đưa thêm Kali vào khẩu phần ăn
Khi làm tăng lượng Kali đưa vào cơ thể thì nồng độ Natri sẽ giảm đi. Từ đó, tình trạng cơ thể bị tích nước do uống thuốc sẽ được giải quyết. Cách làm tăng lượng Kali cho cơ thể là bệnh nhân nên ăn nhiều chuối và cà chua - những thực phẩm có hàm lượng Kali dồi dào.
3. Tránh sử dụng caffeine
Các loại bia, rượu, cà phê, trà, nước ngọt có ga,... có chứa nhiều caffeine. Đây là các loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân uống thuốc bị giữ nước. Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày. Đây cũng là biện pháp tránh sử dụng đồ uống có chứa caffeine.
4. Uống đủ nước
Uống đủ nước khi cơ thể tích nước liệu có phải là lựa chọn tốt? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng đây lại là lời khuyên đúng đắn. Việc uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan trong cơ thể.
Khi uống đủ nước, cơ thể sẽ cân bằng lượng Na+. Nếu uống không đủ nước, các cơ quan bài tiết có thể phản ứng, gây giữ nước để đảm bảo các chức năng. Hệ quả chính là tình trạng tích nước càng thêm nghiêm trọng.
Mỗi ngày mỗi người nên uống 2 - 3 lít nước, chia đều trong cả ngày. Người bệnh nên tránh uống quá 0,8 - 1 lít nước/giờ.
5. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Canxi không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ xương mà còn góp phần loại bỏ bớt lượng nước tích tụ trong cơ thể. Những loại thực phẩm giàu canxi mà người bệnh có thể đưa vào thực đơn dinh dưỡng của mình gồm: Rau xanh, đậu phụ, cá mòi, bơ, xương sụn, phô mai, sữa,...
6. Tập thể dục thường xuyên
Khi uống thuốc bị giữ nước, bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên. Việc tập luyện 15 - 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe và phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tùy theo sức khỏe và sở thích, người bệnh có thể thực hiện các bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe, chạy bộ,... Thời điểm tập luyện tốt nhất là vào buổi sáng.
7. Giảm căng thẳng
Khi gặp căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone cortisol, có thể làm tăng tích nước trong cơ thể. Vì vậy, nếu muốn khắc phục tình trạng phù, sưng đau khớp vì giữ nước, người bệnh hãy học cách thả lỏng và thư giãn cơ thể. Các bài tập hít thở, yoga và thiền giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Từ đó, việc này giúp hạn chế tình trạng ứ nước, giảm phù nề nhanh chóng.
8. Xông hơi
Xông hơi là một trong những cách giúp đào thải lượng nước dư thừa tích lũy trong cơ thể. Theo nghiên cứu tại đại học Harvard (Hoa Kỳ), cơ thể tiết ra mồ hôi ngay lập tức sau khi xông hơi. Tiết mồ hôi là 1 cơ chế hiệu quả giúp cơ thể điều hòa, loại bỏ phần nước dư thừa. Mỗi người sẽ tiết ra khoảng 0,5 lít mồ hôi trong mỗi lần xông hơi.
9. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường. Việc ngủ không đủ giấc có thể gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh giao cảm ở thận - nhóm dây thần kinh kiểm soát sự cân bằng lượng nước trong cơ thể.
Nếu cảm thấy uể oải hoặc mệt mỏi sau khi thức dậy, người bệnh nên ngủ nhiều hơn vào buổi tối. Ngoài ra, ngủ đủ giấc cũng giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng - 1 trong những nguyên nhân gây tích nước.
10. Sử dụng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm huyết áp và giúp cơ thể loại bỏ muối, lượng nước dư thừa rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.
11. Xem xét việc ngưng dùng thuốc
Nếu áp dụng những biện pháp trên mà triệu chứng giữ nước sau khi uống thuốc không được cải thiện thì bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ về việc ngưng dùng thuốc hoặc đổi sang sử dụng các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ cho người bệnh lời khuyên phù hợp nhất.
Uống thuốc bị giữ nước là một trong những tác dụng phụ của thuốc. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc. Đồng thời, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp đã được giới thiệu kể trên để hạn chế ứ nước, giảm phù nề hiệu quả.
5 bình luận
Mới nhất
Mình thấy nhiều người uống thuốc bị giữ nước, nhìn mặt thấy rõ luôn
Dượng mình uống thuốc bị giữ nước cả người như bị mập lên
Chia sẻ kiến thức hay, cảm ơn bạn
Rất hữu ích
Thông tin rất hữu ích. Cám ơn bạn đã chia sẻ