🔥 Bài đăng hot nhất

Tại sao uống thuốc giảm cân mà cân nặng không giảm?

Vì sao uống thuốc giảm cân mà vẫn không giảm? Bạn sẽ tìm được câu trả lời qua bài viết dưới đây nha


Bạn có thể cảm thấy bực bội khi thấy cân nặng không hề giảm mà còn có xu hướng tăng, mặc dù bạn đã uống thuốc giảm cân đều đặn. Sự thật là đôi khi tăng cân còn do nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài tác động nữa đấy.


1. Tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm cân? Bạn ngủ không đủ giấc

Uống thuốc giảm cân có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó bao gồm mất ngủ.

Theo các chuyên gia, khi bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể tiết ra một loại hormone khiến bạn đói hơn gọi là ghrelin. “Hormone đói” ghrelin làm tăng cảm giác thèm ăn. Đặc biệt khi bạn làm việc thâu đêm suốt sáng, bạn có xu hướng tìm đến thức ăn có đường và chất béo để giúp cơ thể tỉnh táo. Điều này làm tăng lượng calo tổng thể nhanh chóng.

2. Bạn bị căng thẳng

Quá trình ép cân khắc nghiệt sẽ khiến tâm trí bạn bị căng thẳng. Không may là “căng thẳng mãn tính sẽ tàn phá cơ thể bạn và dẫn đến tăng cân”, theo kết luận từ các chuyên gia sức khỏe khi tìm hiểu mối liên hệ giữa mức độ cao của cortisol và khối lượng chất béo.

Ví dụ như khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn chế độ ăn kiêng kém, chẳng hạn như chọn đồ ngọt thay vì trái cây.

3. Tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm cân? Dùng thuốc không phù hợp

Nếu bạn đang uống thuốc giảm cân kết hợp với thuốc điều trị khác thì cũng có thể gây ra tác dụng ngược, nghĩa là cân nặng không giảm mà còn tăng. Một danh sách dài các loại thuốc gây tăng cân bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc điều trị bằng hormone, dùng steroid, thuốc chống động kinh, huyết áp cao…

Những loại thuốc trên có thể gây ra tình trạng rối loạn quá trình trao đổi chất, tăng sự thèm ăn, tích nước hoặc góp phần gây mệt mỏi, khiến bạn ít muốn vận động hơn.

Ngoài ra, một số thuốc giảm cân cũng gây ra tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, lượng đường trong máu thấp. Chúng cũng gây ra thiếu hụt vitamin và khoáng chất, tiêu chảy và phá vỡ cơ bắp.

4. Bạn đang già đi

Khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh và lượng estrogen bắt đầu giảm xuống, bạn sẽ mất cơ. Cơ bắp thường đốt cháy nhiều calo hơn chất béo. Bạn càng có ít cơ thì quá trình trao đổi chất diễn ra càng chậm. Lão hóa và giảm cơ có thể dẫn đến tăng cân bằng cách làm tăng khối lượng chất béo và giảm lượng calo cơ thể đốt cháy khi nghỉ ngơi.

5. Bạn không uống đủ nước

Bạn uống thuốc giảm cân nhưng lại không uống đủ nước mỗi ngày. Điều đó sẽ làm cho quá trình giảm cân kém hiệu quả. Nước không có calo. Vậy nên nó giúp bạn thỏa mãn cơn khát mà không làm tăng cân.

Khi bạn uống đủ nước, bạn sẽ ít “thèm” uống nước ngọt, nước trái cây hoặc đồ uống có đường hơn. Lượng calo cao trong đồ uống ngọt chắc chắn sẽ gây tăng cân.

6. Bạn gặp vấn đề với sức khỏe đường ruột

Một đánh giá được công bố vào tháng 6-2020 trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Dự phòng cho thấy probiotics, prebiotics và synbiotics (hỗn hợp probiotics và prebiotics) có thể giúp ngăn ngừa tăng cân. Báo cáo cũng cho thấy những người có hệ vi sinh vật đường ruột ít đa dạng hơn thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn.

7. Vì sao uống thuốc giảm cân mà vẫn không giảm? Bạn ăn quá ít

Tâm lý của người uống thuốc giảm cân là cố gắng ăn ít nhất trong ngày hay thậm chí là bỏ bữa. Thế nhưng việc làm này sẽ phản tác dụng. Bởi vì khi bạn nhịn ăn, quá trình trao đổi chất bị chậm lại và không thể đốt cháy hết lượng calo vào bữa kế tiếp. Kết quả là lượng calo dư thừa lại tiếp tục chuyển hóa thành chất béo khiến bạn tăng cân nhiều hơn.

Đặc biệt khi cơ thể thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như sắt, magie, vitamin D sẽ gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch và thay đổi sự trao đổi chất theo chiều hướng xấu. Bạn có xu hướng bù đắp năng lượng bằng đồ ngọt và tinh bột, vốn là “thủ phạm” hàng đầu gây tăng cân.

8. Bạn gặp vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, năng lượng và cân nặng của cơ thể. Nếu bạn uống thuốc giảm cân đều đặn nhưng tuyến giáp không hoạt động hoặc hoạt động quá mức, thuốc có thể không phát huy tác dụng.

Tuyến giáp không hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp. Điều này gây tăng cân do muối và nước tích tụ trong cơ thể. Ngược lại, tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra bệnh cường giáp, là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nhanh đói và muốn ăn nhiều hơn.

9. Bạn không tập thể dục hoặc tập luyện quá sức

Uống thuốc giảm cân nhưng không kết hợp tập thể dục đều đặn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực giảm cân của bạn. Ít vận động làm cho cơ thể không thể đốt cháy hết calo và xây dựng khối lượng cơ. Ngược lại, tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể phản ứng bằng cách giảm lượng calo bạn đốt cháy trong thời gian còn lại của ngày.

10. Tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm cân? Bạn ngồi làm việc văn phòng cả ngày

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Missouri – Columbia, khi bạn ngồi hàng giờ liền mà không có bất kỳ cử động nào, cơ thể bạn sẽ ngừng sản xuất lipase, một loại enzyme ức chế chất béo có thể giúp ích rất nhiều trong việc cố gắng đạt được mục tiêu giảm cân của bạn.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ phát hiện ra rằng khi mọi người đứng lên và vươn vai mỗi giờ một lần, họ thấy sự trao đổi chất tăng lên khoảng 13%.


Tìm hiểu tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân cho tình trạng đang gặp phải. Hãy nhớ rằng chìa khóa để giảm cân chính là một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Thuốc giảm cân không nên là thứ duy nhất thay thế cho toàn bộ hành trình giảm cân của bạn.

Tại sao uống thuốc giảm cân mà cân nặng không giảm?Tại sao uống thuốc giảm cân mà cân nặng không giảm?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
29
1
1

1 bình luận

chưa ai chứng minh công dụng của thuốc giảm cân cả, có chăng chỉ làm mất nước thôi

3 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo