🔥 Bài đăng hot nhất

Mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng hiệu quả và tự nhiên

Đôi khi chỉ vì do vô ý mà khi đang ăn chúng ta có thể bị mắc thức ăn trong cổ họng. Vậy bị mắc thức ăn trong cổ họng phải làm sao để nhanh khỏi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về những mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng hiệu quả và tự nhiên, giúp bạn giảm đau và khắc phục tình trạng này một cách đơn giản.


1. Sơ cứu tại nhà

Ngay khi bị mắc thức ăn trong cổ họng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sơ cứu tại nhà như sau:

Biện pháp vỗ lưng và ép ngực (áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi)

  • Vỗ lưng: Đặt người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra ở phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc ngang theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu ở tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi dùng tay vỗ 5 lần với lực vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa thoát ra được thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
  • Ép ngực: Lật đứa trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối của hai núm vú 5 lần, ấn với lực ấn vừa phải.

Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ từ 1 – 8 tuổi)

  • Vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ xuống, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, dùng 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu thức ăn chưa ra thì tiếp tục dùng biện pháp ép bụng.
  • Ép bụng: Cho trẻ ở tư thế đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng của trẻ đột ngột 5 lần.

Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn)

  • Vỗ lưng: Cho người bệnh ở tư thế đứng, cúi đầu thấp và miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng.
  • Biện pháp ép bụng thực hiện tương tự như trên.


2. Thăm khám bác sĩ

Khi bạn áp dụng các biện pháp sơ cứu như trên nhưng vẫn không lấy được thức ăn bị mắc ở họng ra ngoài, bạn nên thăm khám bác sĩ tai-mũi-họng ngay lập tức. Với các trường hợp này, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Lấy thức ăn bị hóc qua nội soi bằng Kelly cong hoặc kềm Frankel sau khi đã gây tê tại chỗ.
  • Với trường hợp thức ăn bị mắc nằm ở vị trí ở sâu, dụng cụ gắp khó tiếp cận, bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ để gắp thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy dị vật qua bằng cách mổ phanh. Bộ dụng cụ được sử dụng để gắp trong phòng mổ là bộ nội soi thanh quản treo.


3. Làm sao để dự phòng mắc thức ăn ở cổ họng

Để không mắc thức ăn trong cổ họng bạn nên chú ý một số điều như sau:

  • Thận trọng khi chế biến và ăn thức ăn có xương, đặc biệt với người già và trẻ em.
  • Không nói chuyện, cười đùa trong lúc đang ăn.
  • Khi bị hóc hay nghi bị hóc thức ăn, bạn nên đến ngay cơ sở tai mũi họng, tuyệt đối không nuốt thêm thức ăn vì việc này dễ làm dị vật găm sâu hơn, xuống vị trí thấp hơn gây khó khăn khi lấy thức ăn bị hóc ra ngoài.
  • Tuyệt đối không dùng ngón tay hay vật cứng móc, ngoáy họng vì như vậy có thể sẽ gây ra sang chấn, tai biến, khó khăn trong việc gắp ra ngoài.
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6404
2
6

6 bình luận

Mẹo thì mẹo với xương nhỏ chứ to thì tốt nhất đi bs gắp

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Dưới quê mình hay có kiểu 1là vỗ vào lưng, 2 là nuốt nắm cơm

coòn tâm linh hơn nữa là nhờ người đẻ ngược vuốt cổ là hết

6 tháng trước
Thích
Trả lời
@Hân Lê

đúng nè, mình thấy mắc xương nguy hiểm lắm, cố nuốt còn gây xước niêm mạc họng nữa nên tốt nhất đi bs gắp

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Quan niệm nó dị thui chứ đợt mình bị mắc xương cũng ko vuốt xuống dc. Mắc đi bịnh viện bác sĩ gắp ra 😂😂😂

6 tháng trước
Thích
Trả lời
@Hân Lê

Tin được hong dị bạn, lỡ vuốt hong xuống rồi sao bạn

6 tháng trước
Thích
Trả lời

Bị hóc thức ăn hay dị vật không cuucws kịp thời nguy hiểm lắm, cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo