Giảm cân bằng nhịn ăn gián đoạn có hiệu quả?
... Xem thêmGia Vị Có Nguồn Gốc Thực Vật Là Gì? Gia Vị Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
Gia vị là những loại thực phẩm tạo ra mùi thơm, thêm hương vị cho món ăn. Tác dụng của gia vị nhằm kích thích vị giác, khứu giác và thị giác của người sử dụng món đó và gia vị đã dần trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi món ăn và đời sống của tất cả mọi người. Vậy gia vị có nguồn gốc thực vật là gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu về các loại gia vị từ thực vật trong bài viết này nhé!
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật rất đa dạng, bao gồm: các loại lá, quả, hạt, củ, nước, thảo mộc. Các loại gia vị này đều có tác dụng tốt cho sức khỏe nếu biết cách chế biến, sử dụng. Bạn hãy cùng với Đức Phát kể tên các loại gia vị nhé!
Gia vị dạng lá
Đầu tiên và cũng là phổ biến nhất chính là các gia vị dạng lá. Các loại lá thường được nêm vào món ăn là hành lá, bạc hà, rau răm, rau húng quế (húng chó), cần tây, kinh giới, rau mùi, thì là, tía tô, hương thảo, mùi tàu, đinh lăng, ngổ, …
Những loại lá này không thể thay thế cho nhau bởi chúng đều có hình dáng, mùi vị đặc trưng.
Ví dụ rau mùi có lá mềm, cây mọc thẳng từ gốc lên, có hình ống, rỗng ruột, lá màu xanh, chia thùy rộng ở phần gốc thân cây. Rau mùi có vị cay, hương thơm giống như vỏ quýt. Trong khi rau răm là loại cây có thân mọc bò ở gốc, lá nhọn ở chóp và bề mặt có nhiều đường gân song song. Vị của rau răm hơi cay, nồng và có mùi hắc.
Rau đinh lăng thân nhẵn, không có gai, lá mọc so le, kép lông chim, lá chét có răng cưa nhọn. Đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng. Còn rau tía tô mọc đối, mép lá có răng cưa, mặt dưới hoặc cả hai mặt có màu tía, nâu hoặc xanh lục có lông nhám. Rau tía tô có vị cay, tính ấm, thường được dùng để ăn cùng cháo giải cảm.
Gia vị dạng quả
Tiếp đó, gia vị có nguồn gốc thực vật bao gồm dạng quả như chanh, quất, ớt, quả sấu, quả me, khế chua, dứa, chuối xanh, quả dọc, …
Đối với gia vị dạng quả, chúng chủ yếu bổ sung vị chua, cay cho món ăn bên cạnh vị mặn, ngọt của gia vị thông thường. Việc sử dụng gia vị dạng quả khá đa dạng và có nhiều món ăn không nhất quán trong việc sử dụng loại quả nào. Ví dụ cùng đem lại vị chua cho nước rau muống luộc, có người dùng chanh, có người dùng sấu. Khi nấu canh chua, có người dùng me, có người lại dùng dứa tùy theo các nguyên liệu phối hợp là gì.
Gia vị dạng hạt, bột
Gia vị dạng hạt, bột ở Việt Nam chủ yếu có hạt tiêu, hạt ngò, hạt dổi. Tuy nhiên, ở Ấn Độ – một đất nước nổi tiếng về các loại gia vị dạng hạt còn phổ biến:
- Bạch đậu khấu: Là một loại hạt có mùi thơm và vị ngọt dịu, thường sử dụng cho món tráng miệng.
- Hạt thì là: Có màu nâu xám, hương thơm nồng. Nhiều người miêu tả vị của hạt thì là là “ấm”, “cay nhẹ” và “mang hương của đất”.
- Hạt rau mùi: Cũng như rau mùi, hạt rau mùi có mùi thơm cam quýt. Khi sử dụng, bạn cần rang khô hạt cho đến khi hạt chuyển màu vàng nâu.
- Hạt nhục đậu khấu và mace: Hạt nhục đậu khấu là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. Nhục đậu khấu tươi sau khi loại bỏ phần bỏ bên ngoài sẽ có màu đỏ sẫm (mace). Sau đó, mace được sấy khô và chuyển sang màu vàng. Mace có hương vị dễ chịu và ấm áp.
- Hạt mù tạt: Có màu đen, vàng hoặc nâu. Hạt mù tạt có vị cay giúp giảm vị tanh cho món ăn.
- Hạt cỏ cà ri: Có hình dáng giống hạt kê, màu vàng, có mùi hương rất thơm.
Gia vị dạng củ
Gia vị dạng củ khác dạng quả ở chỗ không mọc từ hoa mà do cấu trúc thực vật bị biến đổi và phình to để lưu trữ chất dinh dưỡng. Gia vị dạng củ bao gồm tỏi, hành tây, hành củ, gừng, nghệ, củ kiệu, củ riềng, …
Đây đều là những loại củ rất phổ biến và thường xuyên sử dụng trong các bữa ăn của người Việt. Tỏi có vị hăng cay, có thể ăn sống hoặc phi thơm với dầu ăn trước khi chế biến món ăn. Hành tây có mùi hăng nồng, khi chế biến vị cay sẽ biến mất, thay vào đó là vị ngọt. Gừng là loại củ màu vàng, có vị cay, khi sử dụng nên gọt bớt vỏ. Nghệ có màu vàng hoặc đỏ, mùi mù tạt, vị hơi cay nóng và đắng, được chế biến trong món ăn và làm thuốc, dược mỹ phẩm, …
Gia vị dạng nước
Một số loại hoa quả có nước cốt sẽ bổ sung thêm mùi vị cho món ăn. Gia vị dạng nước thường thấy nhất là nước cốt dừa, nước dừa, đường thốt nốt, …
Bạn hãy lưu ý rằng nước cốt dừa khác với nước dừa. Nước cốt dừa là phần nước cốt lấy từ cơm dừa được nạo, xay thật nhỏ. Nước cốt dừa có màu trắng, vị thơm, ngọt, hơi béo ngậy và sánh mịn. Còn nước dừa là phần nước chứa trong quả dừa. Nước dừa thường có màu trong suốt hoặc trắng đục, có vị thơm và ngọt thanh.
Gia vị thảo mộc
Gia vị thảo mộc là loại gia vị xuất phát từ vỏ, rễ, quả mọng, hạt hoặc bộ phận của cây thảo mộc. Chúng ta có thể điểm qua một số loại gia vị thảo mộc như quế, cam thảo, đinh hương, hương thảo, …
- Đinh hương: Có hình dáng giống như chiếc đinh. Khi sử dụng, người ta sẽ xay hoặc nghiền vụn đinh hương thành dạng bột. Đinh hương có mùi thơm nồng, vị cay ngọt, tê. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đinh hương không được kết hợp với nghệ vì “kị” nhau.
- Quế: Có nguồn gốc từ vỏ khô của thân cây quế. Quế có vị cay the và mùi thơm nhẹ nhàng. Nó có thể được sử dụng trong chế biến cả món ăn và đồ uống.
- Cam thảo: Là loại thảo mộc có vị ngọt và mùi thơm nhẹ.
- Hương thảo: Hương thảo thuộc họ cây bạc hà. Nó có vị hơi đắng và mùi giống lá thông trộn vỏ chanh vàng. Đó là một mùi thơm đặc biệt có thể gây ấn tượng với những ai từng nhìn thấy hoặc sử dụng.
2 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn kiến thức bạn chia sẻ
Chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày