Giảm cân bằng nhịn ăn gián đoạn có hiệu quả?
... Xem thêmBéo phì ở người già
Người lớn tuổi bị béo phì thì có nguy hiểm không? Cách nào để phòng ngừa béo phì ở người già ạ?
2 bình luận
Mới nhất
🔥 Bài đăng hot nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Người cao tuổi bị béo phì rất nguy hiểm và liên quan tới nhiều bệnh lý :
Bệnh xương khớp: Đây là căn bệnh đầu tiên mà những người béo phì phải đối mặt. Người béo phì có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp, tỉ lệ bị loãng xương cao hơn bình thường, đặc biệt là hiện tượng đau nhức cơ thể thường xuyên do xương khớp của người bệnh phải chịu áp lực từ trọng lượng lớn của cơ thể. Trong đó, khớp gối và cột sống là những vị trí có thể bị tổn thương sớm nhất. Tỉ lệ người béo phì mắc bệnh gout cũng rất cao.
Bệnh về tim mạch: Những người béo phì thường mắc phải rối loạn lipid máu, mỡ máu hoặc cholesterol cao. Tình trạng cholesterol cao tạo điều kiện gây xơ hóa lòng mạch máu, gây nguy cơ tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ và hiện tượng nhồi máu cơ tim.
Hơn nữa, tim của những người béo phì thường phải làm việc nhiều hơn vì quá trình bơm máu đi nuôi cơ thể phải diễn ra liên tục, thậm chí tim có thể bị quá tải và khiến họ dễ mắc những bệnh về tim mạch. Các bệnh lý về tim mạch là những bệnh có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu và trong đó có rất nhiều ca bệnh là do biến chứng của bệnh thừa cân, béo phì.
Bệnh tiểu đường: Một trong những tác hại của thừa cân béo phì chính là bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chuyên gia cho biết lượng insulin để làm giảm đường huyết ở những trường hợp thừa cân, béo phì thấp hơn người bình thường vì thế phần lớn những ca mắc tiểu đường là người béo phì.
Bệnh về đường tiêu hóa: Khi cơ thể có một lượng mỡ dư thừa bám vào phần quai ruột sẽ rất dễ gây táo bón hoặc gây bệnh trĩ. Trường hợp bị ứ đọng phân và các chất thải độc hại trong thời gian dài sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh Ung thư đại tràng.
Bên cạnh đó, người béo thường bị gan nhiễm mỡ, tình trạng này kéo dài và tăng mức độ mà không được xử lý kịp thời sẽ có thể dẫn tới xơ gan. Tình trạng rối loạn chuyển hóa cũng làm tăng nguy cơ sỏi mật. Như vậy, những người bị béo phì rất dễ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Gây suy giảm trí nhớ: Những người cao tuổi bị thừa cân, béo phì thì nguy cơ mắc các chứng về suy giảm trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer cao hơn những người có ngoại hình cân đối. Đối với trẻ nhỏ, tình trạng thừa cân cũng có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ.
Bệnh lý đường hô hấp: Trọng lượng cơ thể tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ hoành cũng như phần khí phế quản. Chính vì thế, người béo thường bị rối loạn nhịp thở, hay ngáy khi ngủ, thậm chí ngưng thở khi ngủ. Mức độ béo phì càng cao thì rối loạn nhịp thở càng nghiêm trọng.
Giảm tuổi thọ: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, gây hại cho sức khỏe và đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tuổi thọ của người béo phì có thể thấp hơn 6 đến 8 năm so với người có ngoại hình cân đối.
Rối loạn nội tiết: Đây là tác hại của thừa cân béo phì cần lưu ý, đặc biệt đối với phụ nữ. Phụ nữ béo phì khi còn trẻ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bệnh đa nang buồng trứng và khó có khả năng sinh con. Phụ nữ trung tuổi bị béo phì cũng dễ bị rối loạn chuyển hóa và nguy cơ mắc nhiều bệnh về nội tiết.
Ung thư: Bệnh béo phì được đánh giá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cơ ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư tử cung,…
Người cao tuổi bị thừa cân béo phì muốn luyện tập cần phải hết sức lưu ý. Trước hết, cần phải kiểm tra sức khỏe tổng quát để được đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Sau đó, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia thể lực để được tập luyện phù hợp với tình trạng cơ thể.
Đối với nhóm người cao tuổi, mức độ suy giảm chức năng ở mỗi người khác nhau, nhưng những hoạt động thể chất đơn giản, chẳng hạn thay đổi tư thế sinh hoạt, đi lại chậm rãi cũng có thể khiến cho cơ thể thay đổi tích cực, khỏe mạnh hơn.
Người cao tuổi nên cố gắng giữ cân nặng ổn định để tránh những tác hại của thừa cân béo phì gây ra và nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 2 lần/năm để nắm rõ tình trạng sức khỏe và điều trị bệnh sớm.
Người ớn tuổi thường bị "sổ người" dễ bị béo phì, một phần do ăn uống không kiểm soát. Tốt nhất là ăn uống lành mạnh khoa học tốt cho huyết áp, tim mạch, tiểu đường và tránh bị béo phì