backup og meta

TOP 3 cách chữa say cà phê nhanh chóng và 2 cách phòng ngừa hiệu quả

TOP 3 cách chữa say cà phê nhanh chóng và 2 cách phòng ngừa hiệu quả

Chứng say cà phê (cafe) thường khiến bạn bồn chồn, mất ngủ, run rẩy tay chân. Nếu bị say cafe phải làm sao để bình thường trở lại? 

Bên cạnh mùi hương ấm áp và vị đắng đặc trưng giúp bạn tỉnh táo, cà phê cũng có thể khiến bạn thiếu tỉnh táo như say rượu bia. Vì vậy, bạn nên tìm cách chữa say cafe để tránh bị bồn chồn, hồi hộp hay mất ngủ.

Say cà phê là gì? Biểu hiện say cà phê

Tình trạng bị say cafe xuất hiện khi bạn tiêu thụ một lượng cà phê lớn dẫn đến lượng caffeine trong cơ thể tăng cao. Lượng caffeine được khuyến nghị cho người lớn là 400mg có nghĩa là khoảng 1.000ml cà phê mỗi ngày. Bạn có thể bị say cafe khi tiêu thụ quá lượng khuyến nghị này.

Các triệu chứng say cà phê có thể làm bạn thấy khó chịu và mệt mỏi. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Hồi hộp
  • Mất ngủ
  • Bồn chồn
  • Phấn khích
  • Mặt đỏ bừng
  • Co giật cơ bắp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Kích động tâm lý
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Có những đợt hưng phấn
  • Tim đập nhanh hay rối loạn
  • Nói hoặc suy nghĩ không rõ ràng

Một số người uống cà phê bị say cũng trải qua hiện tượng nghe thấy những âm thanh chói tai và nhìn thấy những quầng sáng trước mắt. Bên cạnh đó, họ cũng bị đổ mồ hôi và tiêu chảy. Những ai nạp hơn 10g caffeine thì có thể bị suy hô hấp, co giật, thậm chí là tử vong.


Bạn có thể bị say nếu uống nhiều trà?

Ngoài cà phê, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng khó chịu trên khi nạp nhiều caffeine từ một số loại trà, nước ngọt hay chocolate

“Vạch mặt” 3 nguyên nhân khiến bạn bị say cafe

say cà phê

Tại sao caffeine trong cà phê lại khiến bạn bị say và gặp những triệu chứng khó chịu? Các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân có thể gây tình trạng này như sau:

1. Caffeine làm tim đập nhanh hơn

Khi bạn nạp caffeine thì nhịp tim sẽ tăng, từ đó khiến cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra nhiều adrenaline hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, hưng phấn quá mức và chóng mặt như khi say rượu bia.

2. Vị đắng của cà phê

Một số nhà khoa học cho rằng vị đắng của cà phê chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này. Vị đắng từ lâu đã được gắn liền với những gì nguy hiểm. Vậy nên, cà phê đắng có thể khiến cơ thể có những phản ứng như khi bạn sắp phải đối mặt với nguy hiểm.

3. Yếu tố di truyền gây say cà phê

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ADN của khoảng 3.000 người uống cà phê. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra một số người có một biến thể gien có thể làm giảm khả năng tiêu thụ caffeine. Khi họ uống cà phê, lượng caffeine ở lại trong cơ thể họ khá lâu và tích tụ dần nên dễ gây say cafe. Những người không có biến thể gien trên thì có thể chuyển hóa caffeine nhanh hơn nên khó say hơn.

Làm gì khi bị say cà phê?

say cà phê

Tình trạng say cà phê có thể giảm dần theo thời gian khi cơ thể đã tiêu thụ được lượng caffeine bạn nạp vào. Tuy nhiên, quá trình tiêu hóa caffeine khá lâu nên bạn vẫn cần biết khi say cà phê phải làm sao. Vậy, say cafe nên làm gì? Bạn có thể thử áp dụng một số cách chữa say cà phê sau đây:

Cách chữa say cafe: Uống nước lọc

Say cafe uống gì? Một trong những cách chữa say cà phê nhanh nhất chính là cấp đủ nước cho cơ thể. Nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng caffeine nhanh hơn. Nhờ đó, uống nước lọc có thể là cách chữa say cà phê hiệu quả. Đây là cách đơn giản bạn có thể áp dụng ngay khi có các triệu chứng đầu tiên để giảm cảm giác khó chịu nhé. 

Cách chữa say cà phê: Vận động nhẹ để chữa say cà phê

Nếu bạn chưa biết say cafe nên làm gì? Hãy đứng lên và vận động cơ thể. Tập thể dục sẽ giúp bạn tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó sẽ giúp cơ thể loại bỏ caffeine nhanh hơn. Vậy nên, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giải phóng sự bồn chồn, hồi hộp khi bị say loại thức uống này.

Cách giải say cà phê: Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và magie

Say cafe nên làm gì? Các món ăn nhiều kẽm và magie như chuối có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng. Vậy nên bạn có thể cân nhắc ăn một quả chuối khi bị say cà phê nhé.

Ngoài cách chữa say cafe bằng chuối, bạn có thể nghỉ ngơi và thở đều để giảm nhẹ các triệu chứng hồi hộp hay tim đập nhanh. Đồng thời, bạn cũng nên tập thói quen uống cà phê lành mạnh để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn.


Say cafe nên làm gì? Ngoài 3 cách chữa say cà phê nêu trên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để giúp giảm triệu chứng và làm cảm giác bồn chồn:

  1. Nghỉ ngơi. Nếu bạn có thể, tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi trong vài phút đến vài giờ để giảm bớt cảm giác buồn nôn và chóng mặt.
  2. Đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ. Đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng, thở sâu và đều có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng say cà phê.
  3. Ăn uống lành mạnh. Ăn uống đầy đủ và lành mạnh có thể giúp cân bằng hệ tiêu hóa của bạn và giảm triệu chứng say cà phê.
  4. Tránh uống cà phê. Tạm thời tránh uống cà phê hoặc các đồ uống chứa caffeine khác để không làm tăng triệu chứng.

Mách bạn cách phòng tránh say cà phê hiệu quả

cách phòng tránh say cà phê hiệu quả

Theo các chuyên gia sức khỏe, để tránh nguy cơ bị say cà phê, bạn không nên dùng chung cà phê với các loại đồ ăn thức uống sau:

Không dùng chung cà phê với thuốc

Theo các chuyên gia sức khỏe việc dùng chung cà phê với thuốc có thể gây tương tác thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ như ngộ độc khi dung nạp quá nhiều caffeine hay làm giảm tác dụng của thuốc. Chẳng hạn như:

  • Ephedrin: Ephedrin là thuốc được sử dụng điều trị các vấn đề về hô hấp, hen suyễn và sưng mũi, nghẹt mũi gây ra do cảm lạnh hoặc dị ứng. Việc dùng cà phê đồng thời với loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đau tim, đột quỵ hoặc co giật.
  • Theophylin: Loại thuốc này, được sử dụng để mở đường dẫn khí phế quản, có xu hướng có một số tác dụng giống như caffeine. Vì vậy, việc dùng theophylin cùng với cà phê có thể làm tăng tác dụng phụ của caffeine, chẳng hạn như buồn nôn và tim đập nhanh.
  • Thảo dược echinacea: Loại thảo dược này đôi khi được sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng khác, có thể làm tăng nồng độ caffeine trong máu và có thể làm tăng các phản ứng khó chịu của caffeine.

Cách hạn chế bị say cà phê do thuốc

Nếu đang uống một loại thuốc chữa bệnh nào đấy và có thói quen uống cà phê mỗi ngày, tốt nhất bạn chỉ nên dùng cà phê và thuốc cách nhau ít nhất khoảng 2 – 3 giờ.

Không uống cà phê các loại nước tăng lực, rượu bia 

Để tránh bị say cafe, hạn nên chú ý không pha trộn hoặc uống cùng lúc cà phê và bia rượu. Việc uống cà phê chung với rượu bia là không khoa học vì các chất này khi uống chung với nhau có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. Vậy nên bạn cần tránh rượu bia nếu đã uống cà phê nhé.

Bí quyết uống cà phê lành mạnh

say cà phê

Để phòng ngừa các triệu chứng khó chịu cũng như bảo vệ sức khỏe khỏi những tác dụng phụ của caffeine, bạn có thể áp dụng một số cách uống cà phê tốt cho sức khỏe sau:

Uống cà phê điều độ để tránh say cà phê

Hiện tượng say cà phê chủ yếu do bạn nạp quá nhiều caffeine so với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Để tránh tình trạng này, bạn nên giới hạn lượng cà phê. Đồng thời, bạn cũng nên giảm độ đậm đặc của cà phê mình uống mỗi ngày.


Cách tránh bị say cà phê

Ví dụ như bạn có thể giảm từ 3 – 5 ly/ngày xuống còn 1 – 2 ly cà phê/ngày và bỏ thêm đá, sữa hay nước lọc vào cà phê.

Chỉ uống cà phê sau bữa ăn

Nếu bạn uống cafe bị say, đó có thể là do thời điểm uống chưa hợp lý. Thói quen uống cafe và những đồ uống chứa caffein khi chưa ăn gì không những khiến bạn dễ say hơn mà gây ra các tác động tiêu cực lên sức khỏe. Vì thế, bạn hãy ăn no trước khi uống cà phê. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê sau bữa tối vì điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. 

Chọn cà phê nguyên chất

Cà phê nguyên chất là những loại cà phê không pha với đậu rang, bắp rang hay các phụ phẩm khác. Tuy loại cà phê này có vị hơi nhạt nhưng sẽ có ích cho sức khỏe hơn rất nhiều, tránh tình trạng uống cafe bị say. 

Câu hỏi thường gặp

cà phê đen

Cà phê là một loại thức uống có khả năng gây nghiện với sức quyến rũ khó cưỡng. Tuy nhiên, tình trạng say cafe có thể khiến bạn bồn chồn, hồi hộp hay phấn kích quá đà. Nếu không thể từ bỏ loại thức uống hấp dẫn này, bạn nên lưu ý cách giải say cafe cũng như các bí quyết uống cà phê lành mạnh nhé. 

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Spilling the Beans: How Much Caffeine is Too Much?
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/spilling-beans-how-much-caffeine-too-much#:~:text=4.,associated%20with%20dangerous%2C%20negative%20effects.
Ngày truy cập: 19/04/2023
How Much Caffeine is Too Much? – Cleveland Clinic
https://health.clevelandclinic.org/how-much-caffeine-is-too-much/
Ngày truy cập: 19/04/2023
Caffeine
https://medlineplus.gov/caffeine.html
Ngày truy cập: 19/04/2023
Caffeine: How much is too much?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
Ngày truy cập: 19/04/2023
Health Effects of Energy Drinks on Children, Adolescents, and Young Adults.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21321035/
Ngày truy cập: 19/04/2023
What to Do When You’ve Had Too Much Caffeine
https://rightasrain.uwmedicine.org/body/food/too-much-caffeine
Ngày truy cập: 19/04/2023
Caffeine | healthdirect
https://www.healthdirect.gov.au/caffeine
Ngày truy cập: 19/04/2023
Coffee | The Nutrition Source | Harvard T.H. Chan School of Public Health
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/coffee/
Ngày truy cập: 19/04/2023

Phiên bản hiện tại

19/04/2023

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Cẩm Tú


Bài viết liên quan

7 cách uống rượu không say: Đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Làm sao để bạn cai nghiện cà phê dễ dàng hơn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 19/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo