Bên cạnh những khái niệm quen thuộc như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ,… nhưng tiểu đường không phụ thuộc insulin thì ít người biết đến. Thật ra, đây cũng là một dạng tiểu đường quen thuộc.
Bên cạnh những khái niệm quen thuộc như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ,… nhưng tiểu đường không phụ thuộc insulin thì ít người biết đến. Thật ra, đây cũng là một dạng tiểu đường quen thuộc.
Vậy, bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì, nên ăn gì và những lưu ý khác xung quanh việc quản lý bệnh? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin thực ra là tên gọi khác của tiểu đường tuýp 2. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì quá trình điều trị không bắt buộc phải cung cấp insulin từ bên ngoài vào qua đường tiêm giống như tiểu đường tuýp 1. Tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến, chiếm đến 90% tổng số người mắc bệnh.
Tiểu đường không phụ thuộc insulin (tuýp 2) là một rối loạn chuyển hóa di truyền, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và có khả năng đề kháng với ketosis. Bệnh thường khởi phát sau 40 tuổi.
Bệnh nhân có nhiều triệu chứng khác nhau và thường kèm theo béo phì, tăng mỡ máu và tăng huyết áp. Theo những bằng chứng lâm sàng hiện có, nguyên nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin là do khiếm khuyết kết hợp giữa kháng insulin và giảm sản xuất insulin.
Việc quản lý đường huyết có thể bao gồm:
Nhìn chung, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển âm thầm trong nhiều năm nên hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi đã có biến chứng, phổ biến là tê bì tay chân, mờ mắt, kiến bu nước tiểu, ăn nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi. Lúc này, nhiều bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng vì đường huyết cao trong thời gian dài.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau nếu không được kiểm soát tốt. Trong đó phải kể đến:
và nhiều biến chứng khác trên toàn cơ thể.
Chi tiết về ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh, mời bạn xem tiếp TẠI ĐÂY.
Tuy nhiên, ý thức về việc kiểm tra sức khỏe định kỳ ngày càng tăng. Rất nhiều người dân chủ động đo đường huyết tại các cơ sở y tế và phát hiện được tình trạng tăng đường huyết từ sớm. Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ tiền tiểu đường tiến triển và biến chứng, từ đó giảm mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Không phải mắc bệnh tiểu đường là phải kiêng hoàn toàn một món ăn nào đó. Bạn vẫn có thể thưởng thức món yêu thích với một số mẹo xây dựng thực đơn, chế biến món ăn trở nên lành mạnh hơn.
Lời khuyên chung cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường là lựa chọn thực phẩm ít chất béo, ít calo, nhiều chất xơ. Đây thường là nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết của thực phẩm GI thấp. Theo đó, bệnh nhân nên tập trung nhiều vào trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Với mỗi nhóm thực phẩm giàu tinh bột, giàu đạm, chất béo và vitamin sẽ có loại có chỉ số GI cao, trung bình hoặc thấp. Nhóm trung bình và thấp sẽ là lựa chọn an toàn cho bạn. Cụ thể, bạn có thể xem tại bài viết: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường: Nên ăn gì và kiêng gì?
Ngoài lưu ý bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin nên ăn gì ra, bạn cũng cần tính toán khối lượng thực phẩm cho phù hợp. Đơn giản nhất, hãy chọn một chiếc đĩa chứa vừa đủ tổng lượng đồ ăn mà bạn ăn được, chia nửa đĩa là tinh bột, ¼ là đạm và ¼ là rau. Hãy ăn rau và canh trước, tinh bột sau cùng để làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể, từ đó không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
Dưới đây, Hello Bacsi sẽ gợi ý cho người bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin nên ăn gì vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Bạn có thể ăn:
Bạn có thể ăn:
Bạn có thể ăn:
Ngoài 3 bữa ăn chính, bạn có thể ăn các loại trái cây có chỉ số GI thấp hoặc trung bình để nhận được nhiều vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể.
Những người bị tiểu đường tuýp 2, đang dùng thuốc có nguy cơ gây hạ đường huyết, chẳng hạn insulin, có thể ăn thêm bữa phụ để ngăn ngừa tình trạng này. Chúng có thể là một hũ sữa chua không đường, các loạt hạt hay trái cây ít ngọt, bánh ăn kiêng cho người tiểu đường,…
Hi vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích cho bạn. Nhìn chung, bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin không phải là một bệnh xa lạ, và sẽ không nguy hiểm nếu luôn được kiểm soát tốt. Hãy nắm vững những nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, ăn uống có kỷ luật, tập thể dục, tái khám và dùng thuốc đúng chỉ định để luôn sống khỏe mạnh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Lương Lan
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!