Nếu bạn có các dấu hiệu nghi ngờ mắc tiền tiểu đường, đặc biệt là khi có những nguy cơ dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm kiểm tra đường huyết kịp thời:
- Thừa cân.
- Từ 45 tuổi trở lên.
- Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Ít vận động (ít hơn 3 lần/tuần).
- Từng bị tiểu đường thai kỳ và sinh con có cân nặng hơn 4,1kg.
- Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra, các điều kiện sức khoẻ khác như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá lipid,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tiền tiểu đường.
Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu tiền tiểu đường: Những biểu hiện dễ nhận biết
Biến chứng của tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với các loại biến chứng mãn tính trên tim, mạch máu và thận, kể cả khi có tiến triển thành tiểu đường type 2 hay không. Tình trạng này cũng thường dẫn đến những cơn nhồi máu cơ tim nếu không được kiểm soát.
Khi tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường type 2 có nguy cơ dẫn đến:
- Tăng huyết áp
- Nồng độ cholesterol máu cao
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Bệnh thận
- Tổn thương thần kinh
- Bệnh gan nhiễm mỡ
- Tổn thương mắt, bao gồm mất thị lực
- Đoạn chi (cắt cụt chi).
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến tiền tiểu đường là gì?
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tiền đái tháo đường vẫn chưa được làm rõ nhưng tiền sử gia đình và di truyền thường được cho là có mối quan hệ mật thiết với tình trạng này.
Khi bạn bị tiền tiểu đường, quá trình điều hòa đường huyết của insulin (hormone được tạo ra từ tuyến tụy, có nhiệm vụ đưa đường từ máu vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng) gặp phải vấn đề, chủ yếu có thể xuất phát từ hai nguyên nhân chính là:
- Tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết.
- Các tế bào trong cơ thể kháng lại insulin, không cho đường đi vào.
Điều này làm cho đường trong thực phẩm không chuyển hoá thành năng lượng cho cơ thể mà tích tụ trong máu, làm đường huyết tăng lên.
Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào giúp chẩn đoán tiền tiểu đường?
Trong trường hợp nghi ngờ mắc phải tiền đái tháo đường hoặc sàng lọc cho người có nguy cơ cao mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra đường huyết như:
Xem thêm bài viết: Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?
Những biện pháp đẩy lùi tiền tiểu đường
Tiểu đường vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Trong đó, tiền tiểu đường được xem là một giai đoạn quan trọng để bạn có thể ngăn ngừa tối đa nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2. Dưới đây là một số điều bạn có thể thực hiện thể đẩy lùi tiền tiểu đường:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học: Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm nhưng nên ưu tiên nhóm giàu chất xơ, chất béo thực vật và đạm nạc.
Chế độ ăn uống của bệnh nhân tiền tiểu đường nên ưu tiên rau xanh, trái cây, dầu ô liu, các loại hạt, cá, đậu và ngũ cốc nguyên chất. 2. Tăng cường vận động: Hoạt động thể chất thích hợp có thể giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng, đồng thời tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhờ đó sử dụng insulin hiệu quả hơn.
Người bệnh tiền tiểu đường nên đặt mục tiêu vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các bài vận động nhẹ hoặc 75 phút cho các bài tập aerobic cường độ trung bình.
3. Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân thì giảm 5-7% cân nặng cũng có ý nghĩa rất lớn cho việc giảm nguy cơ tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường type 2. Hãy giảm cân lành mạnh thông qua chế độ ăn và tập thể dục
4. Ngưng hút thuốc: Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp cải thiện hoạt động của insulin, nhờ đó người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nếu các biện pháp thay đổi lối sống không khả thi hoặc đứng trước nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 cao, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc metformin. Kèm theo đó, các loại thuốc kiểm soát mỡ trong máu và huyết áp cũng được chỉ định.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tiền tiểu đường?
Lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải tiền tiểu đường, cũng ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường. Cụ thể như sau:
- Ăn uống khoa học.
- Vận động nhiều hơn.
- Không hút thuốc lá.
- Kiểm soát cân nặng.
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol máu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!