Các loại thuốc uống điều trị tiểu đường tuýp 2 hiện nay
Có rất nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm. Chúng hoạt động theo nhiều cơ thể khác nhau để làm giảm đường huyết. Trong từng điều kiện bệnh nhân và điều kiện tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp các loại thuốc trị tiểu đường tuýp 2 khác nhau. Các loại thuốc trị tiểu đường tuýp 2 thường gặp hiện nay bao gồm:
Sulfonylurea
Sulfonylurea là nhóm thuốc trị tiểu đường có tác dụng kích thích tế bào beta đảo tụy tiết ra insulin. Vì vậy thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mà tế bào beta tuyến tụy còn khả năng sản sinh insulin. Ba loại sulfonylurea thường gặp hiện nay là glimepiride, glipizide và glyburide.
Liều khởi đầu dùng Sulfonylurea cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là 30-60mg/ngày, tuỳ vào chỉ định của bác sĩ. Tác dụng kiểm soát đường huyết của Sulfonylurea gần như là ổn định ở mọi đối tượng nhưng tác dụng phụ của thuốc là tuỳ vào liều lượng cũng như phản ứng của mỗi bệnh nhân. Tăng cân và hạ đường huyết là những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc này.
Chống chỉ định dùng sulfonylurea cho bệnh nhân suy thận nặng, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 1,..
Metformin
Metformin là thuốc thuộc nhóm biguanid duy nhất được chỉ định đến thời điểm hiện nay. Metformin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế quá trình tái tạo đường glucose ở gan, đồng thời kích thích các tế bào cơ sử dụng đường làm nguồn năng lượng chính.
Chống chỉ định dùng metformin cho bệnh nhân suy gan, suy thận, suy hô hấp và tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 1
Liều dùng metformin khởi đầu là 500 – 800mg/ngày, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng metformin:
- Miệng có vị kim loại.
- Rối loạn tiêu hoá: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
- Sụt cân nếu dùng thuốc kéo dài.

Thiazolidinedione
Các thuốc trị tiểu đường thiazolidinedione (bao gồm rosiglitazone và pioglitazone) có tác dụng làm tăng độ nhạy của insulin, giúp đưa glucose từ máu vào tế bào và giảm tái tạo glucose ở gan. Từ đó, thuốc làm giảm đường huyết. Liều dùng thuốc khởi đầu 30mg/ ngày theo khuyến cáo của bác sĩ.
Nhóm thuốc trị tiểu đường này có khả năng kiểm soát tiểu đường mà không gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, thiazolidinedione tiềm ẩn nguy cơ gây độc tính trên gan, tim. Vì vậy, thuốc chống chỉ định dùng cho bệnh nhân suy gan, suy tim hay mắc các vấn đề về tim, gan.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!