backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Hồ · Ngày cập nhật: 07/07/2020

    11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

    Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc, hành vi và cả ngoại hình của bạn. Vậy hormone nào gây ra tác động này và quá trình diễn ra như thế nào? Hello Bacsi sẽ chỉ ra 11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố phổ biến nhất để bạn có thể áp dụng phương pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

    1. Nổi mụn bất thường

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-1

    Mụn và mụn đầu đen thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị lấp kín. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết nếu mụn đột ngột xuất hiện có thể là do sự thay đổi nội tiết tốt bất thường trong cơ thể. Ví dụ, nồng độ androgen thấp sẽ khiến mụn mọc khắp cơ thể. Những dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố như vậy rất dễ phát hiện, đặc biệt là vào độ tuổi dậy thì vì giai đoạn này rất khó để loại bỏ mụn.

    2. Thường xuyên đau đầu

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-2

    Theo các nhà nội tiết học, lý do khiến bạn thường cảm thấy đau đầu (trừ trường hợp bị stress hay mệt mỏi) có thể là do lượng estrogen quá thấp. Estrogen là một loại nội tiết tố nữ được sinh ra trong buồng trứng, kiểm soát tất cả hoạt động trao đổi chất ở não và cột sống. Vì vậy, khi lượng estrogen quá cao hoặc quá thấp sẽ làm bạn mắc chứng đau nửa đầu hoặc khiến tâm trạng xấu đi.

    3. Hay bị mất ngủ

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-3

    Mất ngủ là một triệu chứng cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể là dấu việc của việc nồng độ progesteron quá thấp. Một chuyên gia về giấc ngủ cho biết progesteron là một chất giúp thư giãn tự nhiên. Hormone này sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng, bình tĩnh và duy trì giấc ngủ ổn định hơn. Thông thường, phụ nữ sau sinh có nồng độ estrogen và progesteron rất thấp, do đó họ thường gặp vấn đề về giấc ngủ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong điều kiện bình thường mà vẫn bị mất ngủ thì quả là một dấu hiệu đáng lo ngại.

    4. Tiết mồ hôi nhiều hơn

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-4

    Việc đổ mồ hôi hay sốt bất chợt là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy quá trình cân bằng nội tiết tố của cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Hormone kiểm soát nhiệt độ cơ thể, nếu mất đi sự cân bằng bạn sẽ cảm thấy nóng lên ngay. Theo các bác sĩ, triệu chứng này rất dễ gặp sau khi mãn kinh – giai đoạn hormone không ổn định. Ở một số trường hợp, dấu hiệu này còn chỉ ra một số vấn đề khác trong cơ thể.

    5. Luôn cảm thấy mệt mỏi

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-5

    Chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi vào lúc này hay lúc khác, nhưng nếu lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, kể cả khi đang nghỉ ngơi thì đây chính là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố. Các bác sĩ cũng cho biết chứng mệt mỏi mãn tính có thể là tác động của việc sản sinh hormone tuyến giáp.

    6. Cân nặng thay đổi thất thường

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-6

    Một dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố khác chính là bạn sẽ cực kỳ dễ tăng cân dù bạn ăn bất cứ thực phẩm nào. Việc thiếu hụt hoặc dư thừa một số loại hormone nhất định sẽ khiến cơ thể tích trữ mỡ và phá vỡ các khối cơ.

    Ví dụ, nồng độ estrogen, cortisol và insulin trong cơ thể quá cao, đồng thời lượng testosterone lại quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng tích mỡ ở bụng. Và nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, từ đó khiến trọng lượng cơ thể tăng cao hơn.

    7. Rụng tóc

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-7

    Việc rụng tóc quá mức thường gây ra bởi hormone tuyến giáp, insulin hoặc testosterone. Ví dụ, testosterone giúp đàn ông to lớn và thường có nhiều lông. Tuy nhiên, ở phụ nữ, nếu bạn có lượng testosterone cao, bạn sẽ có nguy cơ bị hói rất cao. Nếu kèm theo một số điều kiện nhất định, các hormone chuyển hóa từ testosterone sẽ phá hủy các nang lông dẫn đến việc rụng tóc.

    8. Gặp vấn đề về tiêu hóa

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-8

    Có lẽ nhiều người đã từng cảm thấy dạ dày khó chịu mỗi khi họ lo lắng về việc gì đó. Đây là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố tương tự như khi cơ thể bị stress, chúng sẽ sản sinh một lượng lớn hormone và gây ra tình trạng trên.

    Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ estrogen cao sẽ ảnh hưởng đến vi sinh vật trong ruột. Nếu lượng hormone ở buồng trứng cao lên, bạn sẽ có khả năng bị động kinh và đau dạ dày.

    9. Không kiểm soát được cơn đói

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-9

    Cơ thể tổng hợp các hormone chịu trách nhiệm cho sự thèm ăn và cơn đói của bạn. Nếu các hormone này không ở mức cân bằng, bạn sẽ cảm thấy đói liên tục và không thể kiểm soát. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng hai loại hormone cần được cân bằng để kiểm soát cơn đói của bạn là leptin và ghrelin. Leptin làm hạn chế tình trạng đói lại sau khi ăn còn ghrelin thì có chức năng ngược lại – chúng sẽ báo cho bạn biết khi nào cần ăn.

    10. Hay quên, khả năng tập trung thấp

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-10

    Việc thường xuyên quên hay không thể tập trung được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả mất cân bằng nội tiết tố. Trong trường hợp này, lượng estrogen và cortisol thấp chính là nguyên nhân.

    Các nghiên cứu cho biết nồng độ estrogen thấp sẽ khiến bạn hay quên, khó tập trung và tâm trí không rõ ràng. Còn lượng cortisol thấp sẽ làm trí nhớ trở nên ngắn hạn.

    11. Thay đổi dáng ngực

    dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-11

    Sự thay đổi kích thước ngực là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất của cơ thể. Việc giảm nồng độ estrogen đột ngột sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm và tính đàn hồi của da. Đó là lý do khiến ngực biến dạng, thay đổi kích thước. Ngoài ra, bên trong ngực có thể xuất hiện vật rắn gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư quốc gia, việc thay đổi dáng ngực thường không có liên quan đến ung thư và rất hiếm khi xảy ra trừ những trường hợp mất cân bằng nội tiết tố hoặc chuẩn bị đến giai đoạn mãn kinh.

    Đã biết được 11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố rồi, bạn hãy thử kiểm tra lại xem cơ thể mình có đang gặp bất cứ dấu hiệu nào không nhé! Nếu gặp phải cũng đừng quá lo lắng, việc bạn cần làm chính là duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được các hỗ trợ y tế phù hợp và kịp thời nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Phương Hồ · Ngày cập nhật: 07/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo