Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội
Cảm thấy lo lắng trong một số tình huống xã hội là điều bình thường. Ví dụ như có một buổi hẹn hò hoặc một bài thuyết trình có thể gây ra cảm giác bồn chồn. Tuy nhiên, đối với rối loạn lo âu xã hội, hay còn gọi là chứng sợ xã hội, các tương tác hàng ngày gây ra sự lo lắng, sợ hãi, ý thức bản thân và bối rối đáng kể do bạn sợ bị xoi mói kỹ lưỡng hoặc bị đánh giá bởi những người khác.
Ám ảnh sợ xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính, nhưng với điều trị như tư vấn tâm lý, thuốc men và học hỏi các kỹ năng đối phó có thể giúp bạn có được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với người khác.
Chứng rối loạn lo âu xã hội (sợ xã hội) là vấn đề sức khỏe tâm thần lớn thứ ba trên thế giới hiện nay. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Cảm giác nhút nhát hoặc khó chịu trong những tình huống nhất định là dấu hiệu rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt là ở trẻ em. Mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của từng cá nhân và kinh nghiệm sống. Một số người có bản chất tự nhiên dè dặt và những người khác thì dễ hòa nhập.
Ngược lại với sự lo lắng hàng ngày, rối loạn lo âu xã hội bao gồm sợ hãi, lo lắng và tránh can thiệp vào thói quen hàng ngày, làm việc, trường học hoặc các hoạt động khác.
Triệu chứng cảm xúc và hành vi
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội có thể diễn ra dai dẳng:
Đối với trẻ em, lo lắng tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể hiển thị bởi khóc, giận dỗi, bám vào cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện trong các tình huống xã hội.
Loại biểu hiện của rối loạn lo âu xã hội là khi bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng cực độ chỉ trong thời gian nói chuyện hoặc trình bày trước công chúng, nhưng không phải trong các loại tình huống xã hội khác.
Triệu chứng thực thể
Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể đôi khi có thể đi cùng với ám ảnh sợ xã hội bao gồm:
Tránh các tình huống xã hội bình thường
Các hoạt động thông thường hàng ngày có thể trở nên rất khó chịu khi bạn bị chứng lo âu xã hội, ví dụ:
Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh sợ xã hội có thể thay đổi theo thời gian. Chúng có thể bùng lên nếu bạn phải đối mặt với nhiều căng thẳng hay đòi hỏi. Mặc dù tránh các tình huống gây lo lắng có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, lo lắng có thể tồn tại trong thời gian dài nếu bạn không nhận được điều trị.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đi khám bác sĩ hoặc nhà chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu bạn cảm thấy sợ hãi và tránh những tình huống xã hội bình thường vì chúng gây ra bối rối, lo lắng hoặc hoảng loạn. Nếu loại lo lắng này ảnh hưởng đến cuộc sống, gây ra căng thẳng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, bạn có thể mắc chứng rối loạn lo âu xã hội hay một tình trạng sức khỏe tâm thần khác cần được điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Giống như nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chứng rối loạn lo âu xã hội có khả năng phát sinh từ một sự tương tác phức tạp của môi trường và gen. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chứng rối loạn lo âu xã hội được chẩn đoán dựa trên bệnh sử y tế, khám sức khỏe và đôi khi đánh giá sức khỏe tâm thần bằng bảng đánh giá các triệu chứng tâm lý. Bạn được yêu cầu trả lời các câu hỏi về sự lo lắng và những yếu tố làm cho tình trạng tốt hơn hoặc xấu đi.
Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu cũng có thể được thực hiện để loại trừ những bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự (như cường giáp).
Hai phương pháp phổ biến nhất giúp điều trị rối loạn lo âu xã hội là thuốc và liệu pháp tâm lý. Hai cách tiếp cận này có thể được sử dụng kết hợp.
Liệu pháp tâm lý
Tư vấn tâm lý cải thiện các triệu chứng ở hầu hết những người bị chứng lo lắng xã hội. Trong điều trị, bạn sẽ học cách nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và phát triển các kỹ năng giúp bạn có được sự tự tin trong các tình huống xã hội.
Liệu pháp nhận thức hành vi là loại phổ biến nhất trong tư vấn sự lo lắng. Trong liệu pháp hành vi nhận thức dựa trên sự tiếp xúc, bạn dần dần học cách đối mặt với những tình huống bạn sợ nhất. Liệu pháp này có thể cải thiện các kỹ năng đối phó và giúp bạn phát triển sự tự tin để đối phó với các tình huống gây lo lắng. Bạn cũng có thể tham gia vào việc đào tạo các kỹ năng hoặc nhập vai thực hành các kỹ năng xã hội để đạt được sự thoải mái và tự tin khi tiếp xúc với những người khác.
Các loại thuốc được lựa chọn đầu tiên
Một số loại thuốc được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) thường là loại đầu tiên được sử dụng điều trị các triệu chứng lo lắng xã hội dai dẳng. Bác sĩ có thể kê toa paroxetine (Paxil) hoặc sertraline (Zoloft).
Các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR) cũng có thể là một lựa chọn để điều trị chứng rối loạn lo sợ xã hội.
Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ, bác sĩ có thể giúp bạn bắt đầu với liều thuốc thấp và tăng dần theo toa cho đến liều đầy đủ. Có thể mất vài tuần đến vài tháng điều trị, các triệu chứng mới được cải thiện đáng kể.
Các thuốc khác
Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần cũng có thể kê toa thuốc khác cho các triệu chứng lo âu xã hội như:
Tuân thủ điều trị
Không bỏ cuộc nếu điều trị không cho kết quả nhanh chóng. Bạn có thể có những bước tiến với trị liệu tâm lý trong vài tuần hoặc vài tháng. Việc tìm kiếm các loại thuốc phù hợp với tình trạng của bạn có thể trải qua nhiều lần thử và thất bại.
Đối với một số người, các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội có thể phai theo thời gian và có thể ngừng thuốc. Những người khác có thể cần phải uống thuốc trong nhiều năm để ngăn chặn tái phát.
Để tối đa hiệu quả điều trị, đi khám đều đặn, dùng thuốc theo chỉ dẫn và nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thay đổi trong tình trạng của bạn.
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng rối loạn lo âu xã hội:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!