backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Trong thời gian tiêm HPV có được quan hệ không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 24/11/2022

Trong thời gian tiêm HPV có được quan hệ không?

Nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV và quan hệ tình dục. Một trong số những thắc mắc đó là tiêm HPV có được quan hệ không? Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai thì sao? 

Ung thư cổ tử cung được xếp loại ung thư ở phái nữ phổ biến thứ 4 trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ước tính mỗi ngày có đến 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Giải pháp toàn cầu cho căn bệnh này là phòng ngừa và kiểm soát. Trong đó, tiêm phòng HPV là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Vậy tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV là gì? Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không? Các chị em cần làm gì để cân bằng giữa đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản? Mời bạn cùng tham khảo những thông tin tổng hợp được trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để cập nhật kiến thức về tiêm phòng HPV và  quan hệ tình dục an toàn.

Xem thêm: Lợi ích và rủi ro khi tiêm vaccine HPV

Tìm hiểu về vắc xin phòng HPV và ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung hầu hết đều có liên quan đến virus gây u nhú ở người là HPV (Human papillomavirus). Đây một loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) phổ biến. 

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho loại virus này. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất trong chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung trên toàn cầu là tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư. Vậy, khi nào các bé gái hay phụ nữ có thể tiêm phòng HPV? 

Theo khuyến cáo từ giới chuyên môn, nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cho các bé gái và phụ nữ độ tuổi từ 9-26 tuổi. Và để được hưởng lợi tối ưu từ vắc xin thì tốt nhất nên tiêm phòng cho các bé gái trong độ tuổi từ 11-12 tuổi. Bởi đây là thời điểm mà hầu hết các bé gái đều chưa quan hệ tình dục, hạn chế nguy cơ phơi nhiễm virus trước khi tiêm phòng. 

Vậy liệu phụ nữ quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Người tiêm HPV xong có được quan hệ không? 

Tiêm HPV có được quan hệ không và các vấn đề liên quan 

1. Tiêm HPV có được quan hệ không?

Nhiều chị em thắc mắc tiêm HPV có được quan hệ được không? Giới chuyên gia không có khuyến cáo cụ thể về việc sau khi tiêm HPV có được quan hệ không. Mặc dù vậy, để tránh nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV mới khi cơ thể đang sản sinh kháng thể sau tiêm, các chị em nên hạn chế sinh hoạt tình dục hoặc nhất định dùng bao cao su khi giao hợp.

Xem thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết

2. Trong thời gian tiêm HPV có được quan hệ không? 

Tiềm HPV có cần kiêng quan hệ không? Các loại vắc xin phòng HPV thường gồm 3 mũi, thường được tiêm trong vòng 6 tháng. Điều này khiến nhiều người băn khoăn về đời sống tình dục trong khoảng thời gian này. Hay tiêm phòng HPV mũi thứ nhất, mũi thứ hai sau bao lâu thì được quan hệ tình dục?

Hiện tại, chưa có khuyến cáo nào về việc không được quan hệ tình dục trong khoảng thời gian tiêm vắc xin phòng HPV. Do đó, nếu tình trạng sức khỏe cho phép bạn vẫn có thể sinh hoạt tình dục như bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và yên tâm, bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục, bởi khi đó vắc xin có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn. 

2. Phụ nữ đã quan hệ tình dục có thể tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được không? 

Tiêm HPV có được quan hệ không

Như đã nói, theo các khuyến cáo hiện nay, việc chích ngừa ung thư cổ tử cung nên được hoàn thành ở các trẻ em gái và cả trẻ em trai đến trước tuổi có thể sinh hoạt tình dục, thông thường là từ 11-12 tuổi. Khuyến cáo này dựa trên lý thuyết về hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt mức tối ưu ở thời điểm trước khi có cơ hội phơi nhiễm virus HPV qua quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc phụ nữ đã quan hệ tình dục thì không thể tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.Bởi vì, phụ nữ đã quan hệ tình dục chưa hẳn sẽ bị phơi nhiễm HPV ngay, đặc biệt là mắc phải các chủng nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ dù đã quan hệ tình dục vẫn nên tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các căn bệnh do các chủng virus HPV gây ra. 

3. Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ tình dục? Điều này ảnh hưởng thế nào đến kế hoạch sinh sản của bạn? 

Đối với việc mang thai, theo khuyến cáo bạn nên hoãn kế hoạch thụ thai lại ít nhất 3 tháng sau khi tiêm phòng mũi cuối cùng để tốt cho cả mẹ và bé. Do các biện pháp tránh thai đều không tuyệt đối, vậy nếu sau khi bạn đã được tiêm phòng HPV đủ số mũi thì cần kiêng quan hệ tình dục trong bao lâu? Điều này hiện nay cũng chưa có lời khuyên nào cụ thể. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai và quan hệ tình dục an toàn trong khoảng thời gian này. 

Mặt khác, cũng có một vài người băn khoăn khi họ đã tiêm phòng HPV mũi đầu tiên mới phát hiện có thai thì cần làm gì? Đừng quá lo lắng nếu bạn gặp phải tình huống này. Theo khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), bạn có thể hoãn lại việc tiêm phòng cho đến sau khi sinh em bé và thông báo với trung tâm tiêm ngừa của bạn biết về thông tin này. 

4. Vắc xin phòng HPV có hiệu quả trong bao lâu?

Hiện nay, theo một số nghiên cứu, vắc xin phòng HPV sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm virus HPV lên đến hơn 10 năm sau khi hoàn thành lịch trình tiêm ngừa. Do đó, các chị em phụ nữ hoàn toàn yên tâm có thể nhận được sự bảo vệ của vắc xin dài lâu trước nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Lưu ý, dù đã được tiêm phòng HPV và vắc xin có hiệu lực dài đến bao lâu thì sau đó, các chị em phụ nữ cũng nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ và có quan hệ tình dục lành mạnh. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung cũng là một phần của chiến lược đẩy lùi căn bệnh này trên toàn cầu.

Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây có thể giúp bạn và “đối tác” biết tiêm HPV có được quan hệ không. Từ đóm bạn có thể đưa ra quyết định được cần chờ đợi bao lâu sau khi tiêm phòng HPV nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 24/11/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo