backup og meta

Ăn dứa có tác dụng gì? 15 công dụng của trái thơm khiến bạn bất ngờ

Ăn dứa có tác dụng gì? 15 công dụng của trái thơm khiến bạn bất ngờ

Ăn dứa có tác dụng gì? Quả dứa (hay còn gọi quả thơm hay khóm) chứa nhiều khoáng chất có thể giúp phòng ngừa ung thư, giảm viêm khớp, ngăn ngừa các bệnh về mắt do lão hóa… Hello Bacsi sẽ giới thiệu đến bạn 15 tác dụng của quả dứa qua bài viết dưới đây.

Thơm (khóm, dứa) không những có hương vị rất thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của trái dứa

Quả dứa là nguồn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain.

Đặc biệt, dứa là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Với những giá trị dinh dưỡng trên, trái thơm là một lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.

Ăn dứa có tốt không?

Quả dứa không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon, dễ dàng kết hợp trong nhiều món ăn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy ăn dứa có tác dụng gì? Sau đây là 15 lợi ích của trái thơm mà bạn nên biết:

  1. Tác dụng chống viêm
  2. Tăng cường hệ miễn dịch
  3. Tham gia vào quá trình tạo ra collagen
  4. Phòng ngừa ung thư
  5. Tốt cho hệ tiêu hóa
  6. Hỗ trợ điều trị bệnh ho và cảm lạnh
  7. Tăng cường sức khỏe của xương
  8. Tốt cho sức khỏe răng miệng
  9. Tốt cho sức khỏe của mắt
  10. Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp
  11. Tốt cho tuần hoàn máu
  12. Ngăn ngừa chứng buồn nôn
  13. Giảm căng thẳng
  14. Làm đẹp da và chống lão hóa
  15. Phòng ngừa mụn nhọt

Sau đây là chi tiết những lợi ích của quả thơm đối với sức khỏe mà bạn nên biết.

1. Công dụng của trái thơm: Tác dụng chống viêm

ăn thơm có tác dụng gì

Ăn khóm có tác dụng gì? Một trong những lợi ích nổi bật của quả thơm là khả năng giảm viêm các khớp và cơ, đặc biệt là các chứng viêm khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

Nguyên nhân là do quả thơm có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Bromelain đã được chứng minh tác dụng chống viêm đáng kể, làm giảm sưng trong các tình trạng viêm như viêm xoang cấp tính, viêm họng, viêm khớp, gout và tăng tốc độ phục hồi  sau chấn thương và phẫu thuật. Nhờ đó, ăn thơm có tác dụng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp ở nhiều người.


>>> Bạn có thể tham khảo: Lợi ích của quả lựu đối với sức khỏe

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn dứa có tác dụng gì? Thêm quả dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn củng cố sức khỏe miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Chỉ cần ăn một khẩu phần thơm là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, không có gì lạ khi thơm là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất và có vị ngon nhất.

Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do. Các gốc tự do là các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào, có thể làm hỏng các hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như làm cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư.

3. Tác dụng của dứa tốt cho mô và tế bào

Lợi ích của quả thơm
Lợi ích của quả thơm: Thơm tốt cho mô và tế bào

Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương.

Ăn khóm có tác dụng gì đối với mô và tế bào?  Hàm lượng vitamin C cao trong quả thơm có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng. Đồng thời, bổ sung thêm dứa vào chế độ ăn có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

4. Công dụng của trái thơm: Phòng ngừa ung thư

Không chỉ chứa nhiều vitamin C, thơm còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao. Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, thơm có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.

Chỉ ăn dứa không đảm bảo rằng bạn sẽ ngăn chặn triệt để ung thư. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều màu sắc, kể cả dứa, là một cách tốt để giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.


>>> Bạn có thể tham khảo: 5 cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi và khô hiệu quả

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn khóm có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Giống với hầu hết các loại trái cây, thơm cũng là nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Tuy nhiên, thơm rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Thơm còn có thể bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe bao gồm táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp. Chất xơ có thể tăng lượng phân, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa ở mức bình thường và cũng kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm. Hơn nữa, ăn thơm có thể giúp bạn hạn chế phân lỏng, giúp giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa, do đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

6. Điều trị bệnh ho và cảm lạnh

Lợi ích của quả thơm giúp bạn điều trị ho và cảm lạnh

Vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, một loại enzyme đặc biệt có trong thơm, bromelain, cũng có khả năng giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp và các xoang.

7. Tăng cường sức khỏe của xương

Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng thơm chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.

8. Tác dụng của trái thơm tốt cho sức khỏe răng miệng

Ăn trái thơm có tác dụng gì? Ngoài việc chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư miệng, thơm cũng có khả năng giúp răng lợi khỏe mạnh. Thơm thường được xem như là một phương thuốc tự nhiên để điều trị răng bị lung lay và giúp nướu răng chắc khỏe hơn.


>>> Bạn có thể tham khảo: Cách nấu chè dưỡng nhan đẹp da, bổ dưỡng cực đơn giản

9. Ăn dứa có tốt không? Tốt cho sức khỏe của mắt

Thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất đối với con người. Trong khi đó, thơm có thể tăng cường sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Chất beta-carotene trong quả thơm có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực của rất nhiều người lớn tuổi.

Vì vậy, bạn nên khuyên cha mẹ hoặc ông bà ăn nhiều thơm và nhiều loại trái cây khác để cung cấp đủ lượng beta-carotene vào cơ thể, giữ cho thị lực luôn khỏe mạnh.

10. Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp

tác dụng của nước ép dứa
Lợi ích của quả thơm: Điều trị các bệnh về huyết áp

Thơm là một nguồn trái cây có nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, nếu thiếu kali, cơ thể bạn có thể sẽ bị đe dọa bởi một loạt các mối nguy cho sức khỏe.

Ăn dứa có tác dụng gì? Một trong những chức năng quan trọng nhất của kali là làm giãn mạch, có nghĩa là làm giảm căng thẳng, áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi mạch máu giãn ra, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm và quá trình lưu thông máu ít bị hạn chế. Điều này có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và mạch máu. Do đó, không có gì nghi ngờ khi thơm có thể giúp bạn và người thân ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

11. Công dụng của trái thơm tốt cho tuần hoàn máu

Lợi ích của quả thơm là gì? Ngoài ra, thơm cũng cung cấp cho cơ thể nhiều đồng, một khoáng chất đảm nhận vai trò quan trọng trong một số phản ứng enzyme và có trong các hợp chất trong cơ thể. Quan trọng nhất, đồng là một yếu tố cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Số lượng tế bào hồng cầu cao làm tăng oxy cho các hệ cơ quan khác nhau và giúp chúng hoạt động hiệu quả nhất. Đồng cũng làm tăng khả năng nhận thức và tốt cho hệ thần kinh, do đó có thể ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như chứng mất trí và bệnh Alzheimer.

12. Ngăn ngừa chứng buồn nôn

Dứa có chứa các enzym tiêu hóa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, đặc biệt là giúp phụ nữ mang thai giảm ốm nghén.

13. Giảm căng thẳng

ăn thơm có tác dụng gì

Ăn dứa có tác dụng gì? Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.

14. Làm đẹp da và chống lão hóa

Ăn khóm có tác dụng gì? Ăn thơm có thể giúp làn da của bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Đó là vì loại trái cây này chứa vitamin C và beta carotene vô cùng dồi dào. Theo báo cáo giá năm 2017 trên tạp chí Nutrients, vitamin C giúp cơ thể bạn tạo ra collagen và phục hồi làn da. Trong khi đó, beta carotene đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tia cực tím, một trong những tác nhân gây hại cho da.

15. Ngăn ngừa mụn 

Không chỉ bảo vệ da khỏi tổn thương da ánh nắng mặt trời, nước ép dứa có rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá.

Ăn dứa có tác dụng gì? Bạn càng lớn tuổi, làn da của bạn bắt đầu mất đi vẻ tươi sáng và bắt đầu hình thành các nếp nhăn. Ăn dứa có thể làm cho bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình chết của tế bào. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào nó và điều này sẽ nhân lên lợi ích của tác dụng chống lão hóa.

Ăn dứa nhiều có tốt không?

Ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là có, nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:

  • Dị ứng: Dứa có chứa enzyme bromelain có thể gây ngứa, viêm da mặt và lưỡi nếu ăn nhiều. Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm sau vài giờ.
  • Khiến răng nhạy cảm: Dứa có tính axit vì vậy nếu thường xuyên ăn dứa trong một thời gian dài sẽ làm bào mòn men răng khiến răng nhạy cảm.
  • Tăng lượng đường trong máu: Dứa chứa đường fructose, một loại đường làm tăng lượng glucose trong máu. Vậy ăn dứa nhiều có tốt không? Câu trả lời là không, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường cần hạn chế dùng loại trái cây này.
  • Tiêu chảy: Dứa có chứa chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nếu nếu ăn quá nhiều dứa có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

Xem thêm:


Nhận biết tác hại của dứa để tránh ngộ độc thực phẩm

Cách ăn dứa an toàn

Sau khi đã biết ăn dứa có tác dụng gì và ăn nhiều dứa không tốt cho sức khỏe như thế nào, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết làm sao để ăn dứa an toàn. HelloBacsi sẽ gợi ý cho bạn các cách sau:

  • Chọn quả dứa còn tươi, không bị dập nát
  • Trước khi ăn hoặc chế biến, cần gọt sạch vỏ và bỏ mắt dứa, rửa sạch lại bằng nước
  • Không nên ăn khi đói vì các axit hữu cơ và bromelin của dứa tác động mạnh vào dạ dày, ruột, khiến bạn buồn nôn khó chịu.
  • Không nên uống quá nhiều nước ép dứa vì chứa nhiều đường. Một cốc nước ép dứa có khoảng 25g đường, trong khi cùng một lượng dứa tươi có khoảng 16g.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ ăn dứa có tác dụng gì và làm sao để ăn cho an toàn nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Many Health Benefits of Pineapple
https://health.clevelandclinic.org/benefits-of-pineapple/
Ngày truy cập: 23/03/2023
The Roles of Vitamin C in Skin Health – PMC (nih.gov)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5579659/
Ngày truy cập: 23/03/2023
Garden Variety Anti-Inflammation | NutritionFacts.org
https://nutritionfacts.org/video/garden-variety-anti-inflammation/
Ngày truy cập: 23/03/2023
Which Fruit Fights Cancer Better? | NutritionFacts.org
https://nutritionfacts.org/video/which-fruit-fights-cancer-better/
Ngày truy cập: 23/03/2023
Pineapple (Ananas comosus): A comprehensive review of nutritional values, volatile compounds, health benefits, and potential food products – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0963996920307006
Ngày truy cập: 23/03/2023
(PDF) Benefits and uses of pineapple
https://www.researchgate.net/publication/306017037_Benefits_and_uses_of_pineapple
Ngày truy cập: 23/03/2023

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17893836/

Ngày truy cập 20/06/2023

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28065968/

Ngày truy cập 20/06/2023

Phiên bản hiện tại

19/11/2024

Tác giả: Bích Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

Điểm danh 5 công dụng của vỏ chanh đối với sức khỏe và sắc đẹp

Nước ép dứa có tác dụng gì? 7 lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh Viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa


Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo