Ăn và uống quá nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, do chúng không mang lại bất kỳ dinh dưỡng nào. Trong khi đó, nạp quá nhiều calo không cần thiết từ đường có thể gây tăng cân. Hạn chế đường sẽ giúp kiểm soát calo nạp vào, giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
5. Hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến
Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt bò và thịt lợn đã được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là nhóm thực phẩm có thể gây ung thư cho con người. Bên cạnh đó, các loại thịt đã qua chế biến bao gồm xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và một số loại thịt nguội cũng được Tổ chức Y tế Thế giới chứng minh là làm tăng nguy cơ gây ung thư. Vì vậy, hãy hạn chế thêm chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh nhé!
6. Hạn chế muối trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo rằng một người bình thường không nên ăn quá 2.3 g muối trong một ngày. Ăn quá nhiều muối cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ cao huyết áp và liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư, hãy thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị lành mạnh hơn khi nấu ăn.

7. Hạn chế rượu trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư
Chất lỏng là một phần thiết yếu trong bất kỳ chế độ ăn uống nào. Theo khuyến nghị dinh dưỡng, mỗi người nên uống ít nhất 8–10 ly chất lỏng mỗi ngày (khoảng 2-3 lít). Hầu hết chất lỏng nạp vào cơ thể nên là nước lọc, nhưng bạn cũng có thể lấy chất lỏng từ súp, sinh tố, sữa ít béo, nước ép trái cây hoặc các loại đồ uống không đường khác.
Nếu uống rượu hoặc đồ uống có cồn, hãy uống có chừng mực. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư. Rượu cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị ung thư. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn uống rượu và giới hạn lượng uống ở mức tối thiểu.
Trong trường hợp người bệnh muốn bổ sung bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Người bệnh cũng có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ dinh dưỡng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!