backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Ung thư mắt: Mối nguy hiểm cận kề bạn nên biết

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 16/08/2023

Ung thư mắt: Mối nguy hiểm cận kề bạn nên biết

Những năm gần đây, ung thư mắt là căn bệnh khá phổ biến đối với toàn cầu. Trong đó, u hắc bào mắt là căn bệnh được biết đến nhiều nhất.

Tìm hiểu chung

Ung thư mắt là gì?

Hiện nay, mỗi năm các chuyên gia nhãn khoa chẩn đoán ít nhất 1.000 trường hợp ung thư mắt trên thế giới.  Dựa trên tính chất bệnh lý, họ chia ung thư mắt thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:

Ung thư mắt đôi khi có thể bắt nguồn từ các mô xung quanh nhãn cầu đột biến (ung thư nguyên phát) hoặc do di căn từ những bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi hoặc vú (ung thư thứ phát).

Trong các loại ung thư mắt, u hắc bào mắt là loại phổ biến nhất. U hắc bào hay u sắc tố là loại ung thư phát triển từ những tế bào sản xuất sắc tố. Hầu hết các khối u ác tính phát triển bên trong da, nhưng cũng có lúc xảy ra tại bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả mắt.

U ác tính ở mắt thường tác động nhiều nhất đến nhãn cầu. Các bác sĩ đôi khi gọi nó là u hắc bào mắt hoặc u màng bồ đào hay u màng mạch, tùy vào bộ phận của mắt bị ảnh hưởng. Khối u cũng có thể ảnh hưởng đến kết mạc hoặc mí mắt.

Qua bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu về ung thư mắt nói chung và u hắc bào mắt nói riêng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư mắt

‘ autoplay=’0’][/video-embeb]

Biểu hiện ung thư mắt không phải lúc nào cũng rõ ràng. Triệu chứng ung thư mắt thường chỉ có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra mắt định kỳ, bao gồm:

  • Trong tầm nhìn xuất hiện những vệt tối hoặc sáng bất thường
  • Tầm nhìn bị nhòe
  • Mảng tối trong mắt phát triển theo theo gian
  • Mất một phần hoặc toàn bộ thị lực
  • Lồi một bên mắt
  • Ở mí mắt hoặc trong mắt xuất hiện một khối u
  • Cảm thấy đau rát ở khu vực mắt, nhưng rất hiếm.
Cấu tạo mắt

Bạn nên lưu ý rằng những dấu hiệu ung thư mắt trên cũng có khả năng đại diện cho một số tình trạng sức khỏe về mắt khác. Vì vậy, nếu cơ thể bộc lộ các triệu chứng tương tự, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu của bệnh về mắt bạn không được bỏ qua.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ung thư mắt

Khối u ác tính ở mắt hình thành khi vô số tế bào sản sinh melanin phát triển cũng như tiến hành quá trình phân bào quá nhanh. Nguyên nhân tình trạng này diễn ra vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố sau có khả năng làm tăng nguy cơ này:

  • Màu mắt sáng và nhạt hơn: tỷ lệ bị ung thư mắt ở những người có màu mắt xanh lam, xám hay xanh lục cao hơn rất nhiều so với những người mắt nâu.
  • Da trắng: u hắc bào mắt chủ yếu ảnh hưởng đến người da trắng.
  • Nốt ruồi bất thường: nếu bạn có những nốt ruồi có hình dạng bất thường hoặc có màu sắc bất thường , bạn có nhiều nguy cơ phát triển ung thư da và u ác tính ở mắt.
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời: điều này làm tăng nguy cơ ung thư da và cũng có thể là một yếu tố nguy cơ của khối u ác tính ở mắt.

Dựa trên những trường hợp chẩn đoán ung thư mắt ở những người từ 50 tuổi trở lên, nguy cơ phát triển khối u ác tính ở khu vực nhãn cầu sẽ tăng dần theo tuổi tác.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ung thư mắt?

Nếu nghi ngờ bạn bị u hắc bào mắt, bạn sẽ được chuyển đến một bác sĩ chuyên về mắt. Tại đây, bạn sẽ cần thực hiện một số kiểm tra xét nghiệm, bao gồm:

  • Khám mắt. Khám mắt tổng quát sẽ giúp chuyên gia xem xét cấu trúc mắt thật chi tiết, nhằm tìm thấy bất kỳ bất thường nào, dù chỉ nhỏ nhất.
  • Siêu âm mắt. Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị đặc hiệu để siêu âm mắt bạn. Nguyên lý hoạt động của nó là sử dụng sóng âm thanh ở tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong nhãn cầu với mục đích truy tìm vị trí của khối u cũng như kích thước của nó.
  • Chụp mạch máu võng mạc. Những bức ảnh được chụp từ loại máy ảnh xét nghiệm đặc thù sẽ làm nổi bật khối u đang tồn tại trong cơ thể bạn, giúp bác sĩ có thêm cơ sở để nghiên cứu hướng điều trị thích hợp.
  • Sinh thiết. Đôi khi, bạn sẽ được yêu cầu làm sinh thiết. Thông tin di truyền trong khối u sẽ được các chuyên gia phân tích kỹ lưỡng để xác định khả năng di căn cũng như tái ung thư.

Những phương pháp điều trị ung thư mắt

Liệu trình điều trị ung thư mắt phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Khi đề xuất liệu pháp, các chuyên gia nhãn khoa sẽ giải thích chi tiết từng lựa chọn điều trị, bao gồm các lợi ích và bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào.

Ung thư mắt có chữa được không? Mục đích của quá trình điều trị là bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do tế bào đột biến gây ra.

Các biện pháp điều trị ung thư mắt thông thường bao gồm:

  • Cận xạ trị. Vật liệu phóng xạ sẽ được cấy vào cơ thể, gần khu vực ung thư phát bệnh để tiêu diệt các tế bào đột biến.
  • Xạ trị ngoài. Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị đặc hiệu để phóng các chùm tia phóng xạ vào khối u nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Phẫu thuật. Bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc thậm chí là một phần của mắt nếu bệnh trạng đã trở nặng.
  • Cắt bỏ mắt. Nếu trường hợp tệ nhất là khối u quá lớn hoặc thị lực mất hẳn, bạn sẽ phải bỏ đi đôi mắt của mình và thay bằng mắt nhân tạo.

Ngoài ra, vì tính chất đặc thù, hóa trị hiếm khi được sử dụng cho u hắc bào mắt, nhưng nó có thể được dùng trong điều trị các loại ung thư mắt khác.

Ung thư mắt

Tiên lượng

Ung thư mắt sống được bao lâu?

Ung thư mắt sống được bao lâu phụ thuộc vào mức độ ung thư phát triển tại thời điểm chẩn đoán và bộ phận nào ở khu vực mắt bị ảnh hưởng.

Nhìn chung, theo các chuyên gia thống kê, đa phần người bị ung thư hắc bào mắt sẽ có thể kéo dài tuổi thọ thêm ít nhất 5 năm, tuy nhiên:

  • 80% trong số đó được chẩn đoán mắc bệnh u hắc bào mắt dạng nhẹ
  • Khoảng 70% trong số các ca bệnh được chẩn đoán ung thư mắt loại trung
  • Chỉ 50% số người bệnh ung thư tiến vào giai đoạn cuối hoặc áp cuối.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 16/08/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo