backup og meta

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng theo tuổi và cách chăm sóc

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng theo tuổi và cách chăm sóc

Để giúp con sớm khỏi bệnh và hồi phục nhanh khi bị tiêu chảy, vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại băn khoăn không biết trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để con mau khỏe. 

Tiêu chảy là bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Khi bị tiêu chảy, trẻ rất dễ rơi vào tình trạng mất nước và sút cân nhanh, chính vì vậy, đa phần các bố mẹ đều muốn biết trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì hay chăm sóc trẻ ra sao để con mau khỏi bệnh, nhanh bình phục. Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi. 

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân – phân lỏng như nước hay có dịch nhầy, có thể kéo dài đến 14 ngày. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khá ồ ạt, đặc biệt là trong 2 – 3 ngày đầu. Nhìn chung, trẻ bị tiêu chảy cấp không hiếm gặp. Theo thống kê, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy do virus, đặc biệt là Rotavirus hay hoành hành vào mùa khô, lạnh. Ngoài yếu tố về thời tiết, trẻ còn có nguy cơ cao bị tiêu chảy do các nguyên nhân như ăn dặm không đúng cách, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn không hợp vệ sinh…

Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy nên ăn gì?

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ: Mẹ hãy tiếp tục cho bé bị tiêu chảy bú sữa, tuy nhiên cần lưu ý tăng số lượng cữ bú trong ngày lên. Điều này góp phần bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy. Việc bú sữa mẹ giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức: Mẹ vẫn nên cho trẻ uống sữa công thức như bình thường, tuy nhiên, cần lưu ý nên cho trẻ uống từng chút một trong một cữ bú sữa, đồng thời tăng số cữ bú trong ngày. Mẹ cũng nên pha loãng sữa hơn, và cho bé bú ít nhất 3 giờ/lần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy nên ăn gì?

1. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Cần cho trẻ uống đủ nước

Bạn đang thắc mắc bé 2 tuổi bị tiêu chảy nên ăn gì hay bé 3 tuổi bị tiêu chảy nên ăn gì? Hãy để Hello Bacsi giải đáp cho bạn trẻ bị đi ngoài nên ăn gì nếu từ 6 tháng tuổi trở lên.

Đáp án đầu tiên cho câu hỏi trẻ bị đi ngoài nên ăn gì chính là nước. Tình trạng mất nước và chất điện giải (như natri, kali, canxi và magie) là mối đe dọa hàng đầu khi trẻ bị tiêu chảy. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do đó, trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ khi bị tiêu chảy, bạn cần lưu ý cung cấp đủ nước cho bé.

Để tránh mất nước khi con bị tiêu chảy, bạn cần cho bé uống nhiều nước hơn mức bình thường. Bạn có thể cho trẻ uống dung dịch bù nước oresol, nước đun sôi để nguội hoặc các chất lỏng được cung cấp từ thực phẩm như cháo, nước cháo loãng có nêm chút muối, nước cơm… Cụ thể, sau mỗi lần bé đi ngoài, bạn cần cho trẻ uống lượng nước như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml nước
  • Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml nước
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: uống theo nhu cầu

2. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy nên ăn gì, trẻ 3 tuổi bị tiêu chảy nên ăn gì hay trẻ tiêu chảy nên ăn gì nếu trên 6 tháng tuổi là những thắc mắc rất phổ biến.

Nhiều cha mẹ quan niệm rằng trẻ bị tiêu chảy thì cần ăn uống kiêng cữ để dễ tiêu hóa. Nếu đang có suy nghĩ này, bạn hãy quên ngay đi vì nếu làm vậy, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn. Thế nên câu trả lời cho việc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì hay trẻ bị đi ngoài nên ăn gì cho mau bình phục là hãy cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cữ gì nhưng có thể chia làm nhiều bữa ăn nhỏ để con dễ tiêu hóa.

trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì

Với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên, đáp án cho câu hỏi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì là mẹ có thể duy trì chế độ ăn khoa học cho bé với các thực phẩm giàu đạm, bột đường và vitamin. Khi cho trẻ ăn, bạn nên:

  • Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh nguy cơ nôn mửa
  • Chế biến thực phẩm thành các món ăn dạng lỏng như cháo, súp
  • Bạn có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt gà, cá, trứng chín, các loại trái cây tươi và các loại rau củ nấu chín mềm như cà rốt, đậu xanh, nấm, củ dền, bí đao…
  • Cho trẻ uống sữa ít béo hoặc sữa chua. Nếu việc tiêu thụ các thực phẩm làm từ sữa khiến cho tình trạng tiêu chảy của con trở nên nặng hơn, bạn có thể dừng không cho trẻ dùng trong một vài ngày.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, bánh ngọt, bánh rán và xúc xích khi bị tiêu chảy.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại trái cây và rau có thể gây đầy hơi như: bông cải xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh và ngô.

3. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Hãy bổ sung men vi sinh cho trẻ 

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì, thì cần hiểu rằng tình trạng tiêu chảy có thể khiến hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ mất rất nhiều vi khuẩn có lợi. Điều này khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng và làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, ngoài việc đi tìm đáp án cho câu hỏi “trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì”, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm men vi sinh để hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiêu chảy.

Với trẻ nhỏ, đáp án cho vấn đề bé bị tiêu chảy nên ăn gì là bạn nên cho trẻ dùng các sản phẩm có chứa nấm men vi sinh Saccharomyces Boulardii bởi đây là chủng men duy nhất được Hội Nhi khoa Việt Nam khuyến cáo sử dụng với liều lượng từ 200 đến 250 mg mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy: 3 điều cha mẹ cần lưu ý 

chăm sóc trẻ bị tiêu chảy chu đáo

Ngoài chế độ dinh dưỡng và những vấn đề xoay quanh trẻ đi ngoài nên ăn gì, khi con bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh: Nguyên nhân là do thuốc cầm tiêu chảy có thể cản trở quá trình đào thải độc tố, khiến phân không thể thải ra ngoài được. Trong khi đó, kháng sinh chỉ điều trị được chứng tiêu chảy do vi khuẩn, còn nếu trẻ bị tiêu chảy do virus thì dùng kháng sinh không những không có lợi mà còn có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác.
  2. Chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ: Tốt nhất, bạn nên ghi lại các bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng như số lượng, tần suất và thời gian đi tiêu. Điều này có thể giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ nguyên nhân gây tiêu chảy như không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng.
  3. Kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày: Nếu thấy tình trạng có máu trong phân, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa con đi khám ngay nếu có trẻ có các triệu chứng như: tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ, không đi tiểu trong 3 giờ, sốt hơn 39ºC, khô miệng, khóc không có nước mắt, phân màu đen hoặc có lẫn máu, mắt trũng…

Hello Bacsi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã biết chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm để phòng biến chứng cho con.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Meal Plan to Relieve Toddler Diarrhea https://www.healthline.com/health/parenting/food-for-toddler-with-diarrhea Ngày truy cập: 1/7/2020

3 Effective Home Remedies for Diarrhea https://www.verywellhealth.com/how-to-make-diarrhea-go-away-1324506 Ngày truy cập: 1/7/2020

When your child has diarrhea https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000693.htm Ngày truy cập: 1/7/2020

Diarrhea https://www.stlouischildrens.org/health-resources/symptom-checker/diarrhea Ngày truy cập: 09/11/2022

Dietary Management of Toddler Diarrhoea https://www.swft.nhs.uk/application/files/2414/7626/8750/Dietary_Management_of_Toddler_Diarrhoea.pdf Ngày truy cập: 09/11/2022

When your child has diarrhea https://www.mountsinai.org/health-library/selfcare-instructions/when-your-child-has-diarrhea Ngày truy cập: 09/11/2022

Phiên bản hiện tại

09/11/2022

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 09/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo