- Giardia lamblia: Lây truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc giữa người với người. Tình trạng tiêu chảy có thể bùng phát sau 2 ngày kể từ khi lây nhiễm.
- Entamoeba histolytica: Lây truyền qua đường phân-miệng và có thể gây tiêu chảy ra máu khi những ký sinh trùng này xâm nhập vào thành ruột.
- Cryptosporidium: Có thể gây ra cả bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng là phân lỏng như nước khi đi ngoài.
4. Điều trị tiêu chảy nhiễm trùng như thế nào?

Nếu các triệu chứng tiêu chảy chỉ mới xuất hiện và không quá nghiêm trọng, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách:
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường hoặc dùng dung dịch bù nước theo liều phòng ngừa để tránh mất nước
- Dùng các loại thuốc trị tiêu chảy không kê đơn. Tuy nhiên, không tự ý dùng thuốc kháng sinh trị tiêu chảy khi chưa xác định được nguyên nhân. Với trẻ em thì phải đi khám, không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy.
- Duy trì chế độ ăn phù hợp với các món ăn nhẹ, dễ nuốt, món cháo tốt cho người tiêu chảy hoặc chế độ BRAT cho người bị tiêu chảy. Tránh ăn các món khó tiêu hóa, dễ kích ứng như món cay nóng, nhiều dầu mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Nếu tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 ngày, các triệu chứng có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng hoặc đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, đi ngoài hơn 6 lần/ngày, có dấu hiệu mất nước thì cần đi khám ngay.
Đối với tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn, khi đi khám, tùy thuộc triệu chứng mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm như xét nghiệm phân để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Việc điều trị tiêu chảy nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu là do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc thuốc diệt ký sinh trùng.
Song song với việc điều trị nguyên nhân thì tùy thuộc vào mức độ mất nước mà bác sĩ sẽ có cách bù nước phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được cho dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy như Loperamid và các chế phẩm men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột, góp phần ổn định đường tiêu hóa.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn đều được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, bạn có thể được yêu cầu nhập viện nếu mất nước nghiêm trọng, nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết hoặc gặp phải các biến chứng khác.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!