Nhận biết đúng dấu hiệu trẻ bị cúm, bố mẹ sẽ có phương án đối phó với bệnh hiệu quả để giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Nhận biết đúng dấu hiệu trẻ bị cúm, bố mẹ sẽ có phương án đối phó với bệnh hiệu quả để giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
20.000 là số trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện mỗi năm vì cúm. Số ca tử vong vì bệnh này không cao nhưng nó có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Cúm hoàn toàn có thể được điều trị và ngăn ngừa nếu bạn tìm hiểu kỹ thông tin về chúng.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan theo đường hô hấp do các loại siêu vi gây nên. Các loại virus này được chia làm 3 loại: cúm A, B và C. Sự phân chia này tùy thuộc vào độ lây lan của chúng. Các loại cúm được tiếp tục chia thành các đơn vị nhỏ hơn như H1N1, H5N1… Nhìn chung, những loại virus này thường ảnh hưởng nhiều đến phổi và hệ hô hấp. Một số loại cúm thường gặp ở người gồm:
Cúm là một bệnh truyền nhiễm và có thể phát triển thành đại dịch, tùy thuộc vào điều kiện vệ sinh ở từng địa phương và các vấn đề về khí hậu.
Virus cúm có thể ảnh hưởng đến mọi người vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm dễ mắc bệnh nhất thường là vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 5. Các dịch bệnh thường bùng nổ vào giữa tháng 12 và tháng 3 bởi đây là thời điểm mà trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng nhất.
Ai cũng có nguy cơ bị cúm nhưng đối tượng dễ bị nhất thường là:
Trẻ em bị các chứng bệnh sau cũng rất dễ bị cúm:
Những người dưới 19 tuổi được điều trị bằng aspirin trong thời gian dài cũng rất dễ bị cúm.
Trẻ em dễ bị bệnh cúm hơn người lớn vì cơ thể của trẻ vẫn còn đang phát triển. Bệnh cúm có thể khiến trẻ phải nhập viện và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất để chống lại nó là điều trị sớm. Để làm được điều này, bạn cần phải biết nguyên nhân gây ra cúm.
Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
Kể từ khi bị lây nhiễm, các triệu chứng của cúm sẽ bắt đầu biểu hiện và kéo dài khoảng 7 ngày. Virus cúm thường lây lan cho người khác trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm. Điều này khiến cho việc ngăn ngừa cúm trở nên khó khăn.
Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý.
Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh không có cách điều trị, bạn chỉ có thể ngăn hoặc kiểm soát các triệu chứng của nó mà thôi.
Còn cúm là do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở khò khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh. Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp:
Những triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cúm A hoặc cúm B. Những trẻ mắc cúm C thường có các triệu chứng sau:
Cúm C thường rất hiếm gặp và ít gây ra bệnh dịch.
Cúm là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị sốt và đi kèm với các triệu chứng sau:
Ngoài ra, con phải được đến phòng cấp cứu khi:
Bác sĩ sẽ chỉ định một phương án điều trị đặc biệt cho trẻ dựa vào tuổi, tiểu sử bệnh, thể trạng và điều kiện sức khỏe. Việc điều trị có thể gồm những điều sau:
Cúm thường kéo dài khoảng 5 ngày hoặc ít hơn. Sau khi khỏi, trẻ vẫn còn yếu và có thể bị ho. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh cúm sẽ biến mất trong 2 tuần.
Đôi khi, mệt mỏi có thể kéo dài từ 4 – 5 tuần. Nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng này có thể xấu đi và dẫn đến bệnh viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác về đường hô hấp.
Một số biện pháp sau có thể giúp hỗ trợ điều trị cúm tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh.
Trẻ có thể sẽ không chịu uống nước hoặc khó uống nước vì bị đau họng hoặc buồn nôn. Điều này có thể dẫn đến mất nước và khiến cho việc hồi phục gặp khó khăn. Do đó, hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
Những món súp nóng hoặc nước chanh ấm là phương thuốc tuyệt vời để làm dịu cổ họng. Súp gà là món ăn giúp điều trị bệnh cúm khá hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ uống 1 – 2 lần mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus. Nước ấm cũng giúp làm dịu mũi và cổ họng, giảm bớt cảm giác khó chịu.
Hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ đang dùng tất cả năng lượng để chiến đấu với virus cúm. Đó là lý do tại sao mà người bị cúm thường thấy mệt. Để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để dành toàn bộ năng lượng chống lại virus.
Sử dụng máy làm ẩm trong phòng của trẻ để giúp giảm bớt chứng nghẹt mũi. Khi sử dụng, thay nước mỗi ngày để tránh nấm mốc phát triển. Tắm nước nóng cũng có thể giúp trẻ thoải mái hơn.
Nếu trẻ kêu đau đầu, hãy chườm một chiếc khăn ấm lên đầu trẻ để giúp giảm cơn nhức đầu.
Siêu virus cúm có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong phổi, khiến trẻ khó thở. Súc miệng giúp loại bỏ đờm và làm thông đường thở. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm đau họng.
Ngậm kẹo cũng có thể hữu ích cho những trẻ bị cúm. Cho trẻ ngậm kẹo gừng hoặc kẹo chanh để giảm đau họng.
Xông hơi có thể giúp giảm nghẹt mũi. Bạn có thể cho trẻ xông hơi bằng cách đun một nồi nước nóng và đóng tất cả các cửa lại. Hơi nước sẽ giúp chất nhầy ở mũi dễ dàng thoát ra ngoài. Khi xông, bạn có thể thêm vào nồi nước một ít lá bạc hà hoặc hoa hương thảo. Đậy nắp khoảng 5 phút để thảo mộc ngấm vào.
Rửa mũi là cách dùng nước muối để làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang. Đổ một ít nước muối vào lỗ mũi để nó chảy ra, sau đó tiếp tục với lỗ còn lại. Hãy dùng cách này với những trẻ lớn chứ không phải là trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi.
Ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cúm. Ngoài việc uống nhiều chất lỏng, ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng cũng giúp trẻ chống lại virus. Bạn nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, rau có màu xanh, bưởi… để tăng cường sức đề kháng và làm sạch đờm.
Nếu bạn không sớm nhận ra các dấu hiệu của cúm thì nó có thể phát triển thành các bệnh mãn tính như hen, viêm phổi, suy tim, tiểu đường… Cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ. Nếu uống đúng, bé sẽ hồi phục sau 3 – 5 ngày. Nếu trẻ lớn hơn (khoảng 8 – 12 tuổi) thì bệnh sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần.
Không có vắc xin ngừa cúm cho trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng) nhưng các bé lại là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao.
Bạn có thể ngăn ngừa cúm bằng những cách sau:
Việc chủng ngừa rất quan trọng để ngăn ngừa virus cúm lây lan đến trẻ từ những người bị nhiễm bệnh. Vắc xin cũng rất cần thiết để ngăn ngừa siêu nhiễm trùng từ những người bị bệnh phổi mạn tính.
Vắc xin cúm thường an toàn. Tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vắc xin cúm rất hiếm gặp. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
Virus cúm thay đổi mỗi năm một lần. Do đó, vắc xin được tiêm năm trước thì năm nay không có hiệu quả. Một loại vắc xin mới sẽ được sản xuất mỗi năm để đối phó với những đột biến có thể xảy ra. Vì vậy, việc tiêm vắc xin cúm định kỳ mỗi năm rất quan trọng.
Virus cúm A có thể gây ra dịch nếu bạn không chăm sóc trẻ cẩn thận. Nếu bạn hoặc bé đã bị nhiễm virus, có thể thực hiện các phương pháp sau đây để ngăn ngừa cúm lây lan sang người khác:
Bệnh cúm không tầm thường đâu. Bạn không thể lúc nào cũng bảo vệ trẻ khỏi virus nhưng bạn có thể giúp trẻ chóng khỏi với những phương pháp trên.
Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm
Giới tính của bé yêu là gì?
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
12 Obvious Symptoms Of Flu In Children And 10 Potent Remedies http://www.momjunction.com/articles/flu-in-children-causes-symptoms-and-treatments_00351340/ ngày truy cập 22/01/2018
4 Simple Ways to Protect Your Child From the Flu http://time.com/5106072/how-to-protect-child-from-flu/ ngày truy cập 22/01/2018
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!