Có khoảng 30% trẻ bị mộng du ít nhất một lần trong đời. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ. Khi không điều trị, mộng du ở trẻ em có thể gây nguy hiểm.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Có khoảng 30% trẻ bị mộng du ít nhất một lần trong đời. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ. Khi không điều trị, mộng du ở trẻ em có thể gây nguy hiểm.
Mộng du là một rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ em tiểu đêm. Hầu hết trẻ nhỏ dễ bị mộng du hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Khi bị mộng du, trẻ đi bộ và thực hiện các hành động lạ lùng như ngồi ở đầu giường và nhìn chằm chằm hay sử dụng các thiết bị điện, lái xe ô tô và lang thang ngoài đường.
Mộng du thường xảy ra trong giai đoạn pha ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh). Những người mộng du không biết về những gì đang xảy ra và không thể nhớ lại hành động mình đã làm sau khi thức dậy.
Một lần mộng du có thể kéo dài từ vài phút đến một giờ. Trẻ mộng du thường không có biểu hiện cảm xúc, nhưng hành vi là có mục đích. Hầu hết mộng du diễn ra 1 – 2 giờ sau khi trẻ đã ngủ. Các triệu chứng phổ biến của mộng du ở trẻ bao gồm:
Mộng du mãn tính có thể xảy ra do một trong những lý do sau đây:
Chẩn đoán mộng du dựa trên sự xác nhận của bố mẹ trẻ bị mộng du. Bác sĩ sẽ thu thập thông tin xung quanh thói quen đi ngủ, ăn đêm và tiền sử bệnh của trẻ để có một cái nhìn tổng quan nhất. Muốn xác định nguyên nhân gây mộng du, trẻ có thể làm xét nghiệm sinh lý và tâm lý.
Nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh gì đó gây mộng du, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho trẻ làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh của bé. Nếu đến khám tại một chuyên gia giấc ngủ, bạn có thể được yêu cầu ghi lại nhật ký về giấc ngủ của trẻ để theo dõi và đánh giá.
Mộng du ở người lớn thường được điều trị bằng cách thôi miên, tỷ lệ thành công khá cao. Phương pháp trị liệu bằng thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc thôi miên, thuốc an thần cũng hữu ích cho người lớn bị mộng du. Tuy nhiên, không có một phương pháp đặc biệt để điều trị mộng du ở trẻ em.
Trẻ em có xu hướng dễ bị mộng du, chuyên gia giấc ngủ có thể tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ của trẻ và thói quen đi ngủ. Điều này giúp giảm số lần mộng du và cuối cùng trẻ sẽ hết mộng du. Nếu mộng du do trẻ mắc bệnh nào đó, điều trị căn bệnh này là cần thiết.
Nếu nhận thấy con bị mộng du, bạn không nên cố gắng đánh thức trẻ vì khi thức dậy trong trạng thái mộng du sẽ khiến trẻ bối rối, sợ hãi hoặc thậm chí cáu gắt. Vậy bạn làm gì khi thấy trẻ đang mộng du?
Bạn không thể ở cạnh con mãi mà cũng cần ngủ. Vì vậy, sau đây là một số cách bạn có thể giữ an toàn cho bé.
Dưới đây là một vài lời khuyên có thể có ích cho bạn:
Một vài thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu khả năng bị mộng du ở trẻ em.
Và cuối cùng, mộng du không phải chuyện đùa! Thấy một đứa trẻ đang ngủ mà ngồi dậy đi bộ và làm những điều ngớ ngẩn, bạn có thể cho là bình thường, buồn cười. Tuy nhiên, mộng du không hề đơn giản và có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm khi đang mộng du.
Mộng du ở trẻ em có thể không phải một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng để ngăn ngừa và điều trị, cần thực sự nghiêm túc. Nếu bạn nhìn thấy các dấu hiệu mộng du ở trẻ, hãy đưa trẻ đi khám để được tư vấn tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!