backup og meta

Giải đáp thắc mắc: Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?

Giải đáp thắc mắc: Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?

“Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?” là thắc mắc thường thấy ở những phụ huynh đang tìm hiểu về việc chủng ngừa cho con để phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Việc phân biệt rõ hai loại vacxin này sẽ giúp các bậc cha mẹ có cơ sở đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình tiêm phòng cho trẻ.

Tiêm chủng với vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 đều giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, 6 căn bệnh dễ mắc phải trong những tháng đầu đời và có nguy cơ để lại di chứng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao cần phải được tiêm chủng phòng ngừa gồm:

Đáng mừng thay, số ca tử vong do các bệnh lý này gây ra đã giảm đi hàng nghìn lần kể từ khi các loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 được sử dụng trong chương trình tiêm chủng ở trẻ em. Vậy hai loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau, đâu là lựa chọn toàn diện để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm? Hãy cùng Hello Bacsi giải đáp băn khoăn này qua bài viết này bố mẹ nhé!

Giải đáp thắc mắc: Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 

vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau
Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 khác nhau như thế nào?

Nhiều cha mẹ nuôi con nhỏ thường thắc mắc vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? Trước hết, các bậc cha mẹ cần biết về các loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đã được Bộ Y tế cấp phép và lưu hành ở Việt Nam hiện nay.

1. Vacxin 5 trong 1 

Các loại vacxin 5 trong 1 hiện được sử dụng gồm:

  • Vacxin 5 trong 1 mới nhất ComBE Five: Phòng ngừa được 5 trong 6 bệnh kể trên, ngoại trừ bại liệt (tức là phòng ngừa được bạch hầu, ho gà, viêm gan B , uốn ván và viêm phổi, viêm màng não do Hib). Sau khi tiêm loại vacxin này, trẻ cần uống thêm vacxin phòng ngừa bại liệt.
  • Vacxin 5 trong 1 Pentaxim: Phòng ngừa các bệnh kể trên trừ viêm gan B, do đó trẻ cần tiêm thêm vacxin phòng ngừa viêm gan B bên cạnh Pentaxim.

Trong đó, vacxin 5 trong 1 ComBE Five được dùng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng theo kế hoạch của Bộ Y tế (tiêm miễn phí một số loại vacxin cho trẻ trên toàn quốc). Vacxin ComBE Five đã được thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam và chứng minh độ an toàn. Từ năm 2018, Bộ Y tế đã lựa chọn vacxin ComBE Five để chuyển đổi thay thế cho vacxin Quinvaxem do nhà sản xuất đã ngừng sản xuất loại vacxin này. 

2. Vacxin 6 trong 1

Vacxin 6 trong 1 giúp phòng ngừa được cả 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm kể trên:

Vaxcin 6 trong 1 gồm có Infranrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp) đều là những vaxcin được triển khai trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Điểm đặc biệt của các loại vacxin 6 trong 1 đó là thành phần ho gà thuộc dạng vô bào nên an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn loại vacxin có thành phần ho gà toàn tế bào. Đồng thời, vacxin 6 trong 1 còn giúp giảm số mũi tiêm cần thiết từ 9 mũi xuống còn 3 mũi nhưng vẫn bảo vệ trẻ khỏi các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

3. Điểm khác nhau giữa vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1

Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? Tóm lại, các loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có những điểm khác nhau như sau:

Vacxin 5 trong 1 Vacxin 5 trong 1 Vacxin 6 trong 1
ComBE Five Pentaxim
Phòng ngừa 5 loại bệnh:
  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm gan B
  • Viêm phổi, viêm màng não do Hib
5 loại bệnh:
  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm phổi, viêm màng não do Hib
  • Bại liệt
6 loại bệnh:
  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm gan B
  • Viêm phổi, viêm màng não do Hib
  • Bại liệt
Nơi sản xuất Biological E (Ấn Độ) Sanofi Pasteur (Pháp) Vacxin Infanrix Hexa ở Bỉ
Vacxin Hexaxim ở Pháp
Nơi tiêm Tại các cơ sở tiêm chủng công lập (trạm y tế phường/ xã,…) Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập
Chi phí Miễn phí (thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng) Mất phí, tùy theo giá tại cơ sở tiêm chủng Mất phí, tùy theo giá tại cơ sở tiêm chủng

Lưu ý

Vacxin ComBE Five có chứa thành phần vi khuẩn ho gà toàn tế bào bất hoạt đến 50% nên dễ có các phản ứng thông thường sau khi tiêm như sốt, đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm, những biểu hiện thường tự khỏi sau 1 – 3 ngày. Các vaxcin tiêm dịch vụ như Pentaxim, Infanrix Hexa hay Hexaxim chứa thành phần ho gà vô bào nên ít gây ra phản ứng nặng sau khi tiêm hơn.

Lịch tiêm chủng các loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 cho bé 

vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau
Dù chọn chủng ngừa vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1, cha mẹ cần tuân thủ đúng lịch tiêm cho trẻ

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau, các bậc bố mẹ cũng quan tâm đến lịch chủng ngừa các loại vacxin này cho trẻ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả trẻ em đều cần được tiêm chủng đầy đủ vacxin phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên. Dù các bậc cha mẹ quyết định lựa chọn tiêm loại vacxin nào cho trẻ thì cũng cần theo sát lịch tiêm chủng, đảm bảo tiêm đủ 3 mũi trước khi trẻ được 1 tuổi.

1. Lịch tiêm vacxin 5 trong 1

Với vacxin ComBE Five, trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi với mũi đầu tiên khi tròn 2 tháng tuổi và các mũi sau cách nhau 1 tháng:

Vacxin Pentaxim được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến tròn 2 tuổi. Lịch tiêm bao gồm 4 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên (tính từ khi trẻ đủ 2 tháng tuổi)
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
  • Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2
  • Mũi 4: 1 tháng sau mũi 3

2. Lịch tiêm vacxin 6 trong 1


Các loại vacxin 6 trong 1 chỉ cần tiêm 3 mũi cơ bản, cách nhau tối thiểu 28 ngày (khoảng 1 tháng), mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.

Lịch tiêm có thể điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế, đôi khi tiêm chậm hơn lịch dự kiến do sức khỏe của trẻ, tình trạng hết vacxin… nhưng không nên để quá muộn vì có nguy cơ nhiễm bệnh trước khi được tiêm chủng đầy đủ.

Lưu ý, bạn cũng không được cho trẻ đi tiêm chủng vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 quá sớm (trước khi trẻ đủ 2 tháng tuổi hoặc tiêm nhắc lại sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ) vì sẽ làm mất tác dụng của vacxin.

Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần chú ý lựa chọn cơ sở tiêm chủng thực hiện đủ quy trình 4 bước gồm: khám sàng lọc trước tiêm – tiêm chủng – theo dõi phản ứng sau tiêm – kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng. Hy vọng với các thông tin được cung cấp, bạn đã hiểu được vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau và đưa ra lựa chọn phù hợp với con mình.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

6-in-1 vaccine

https://www.nhs.uk/vaccinations/6-in-1-vaccine/ Ngày truy cập 06/8/2024

5-in-1 Vaccine

https://vaccineknowledge.ox.ac.uk/5-1-dtapipvhib-vaccine  Ngày truy cập 06/8/2024

Vietnam licenses new 5-in-1 vaccine

https://moh.gov.vn/web/ministry-of-health/top-news/-/asset_publisher/EPLuO8YEhk19/content/vietnam-licenses-new-5-in-1-vacci-1  Ngày truy cập 06/8/2024

Vaccine 5 in 1 ComBE Five sẽ vẫn tiếp tục được tiêm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng theo kế hoạch

https://moh.gov.vn/home?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_type=content&_101_urlTitle=vaccine-5-in-1-combe-five-se-van-tiep-tuc-uoc-tiem-trong-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-theo-ke-hoach Ngày truy cập 06/8/2024

Vaccine ComBE Five khác gì với Quinvaxem?

https://baochinhphu.vn/vaccine-combe-five-khac-gi-voi-quinvaxem-102249088.htm Ngày truy cập 06/8/2024

Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib trong tiêm chủng mở rộng

http://cdc.backan.gov.vn/Sitefolders/cdcbackan/2304/Huong%20dan%20su%20dung%20vx%20ComBE%20Five%20(1).pdf Ngày truy cập 06/8/2024

Lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng

https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/lich-tiem-chung-thuong-xuyen-trong-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong?inheritRedirect=false Ngày truy cập 06/8/2024

Phiên bản hiện tại

12/08/2024

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 12/08/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo