Một số người có protein trong nước tiểu khi đang đứng nhiều hơn khi ngồi được gọi là protein niệu tư thế.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán protein niệu (đạm niệu)?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh này bằng những thông tin thu thập được từ các xét nghiệm lượng protein trong nước tiểu. Thử nghiệm đơn giản với que thử có thể phát hiện protein vi lượng, do đó tuy kết quả dương tính nhưng chưa chắc thận đã có vấn đề.
Khi phát hiện đạm bằng que thử nghiệm trên mẫu nước tiểu, bạn cần làm một phép đo khác trong phòng thí nghiệm để xác định chính xác lượng protein bằng cách đo nồng độ của protein và creatinin để tính toán tỷ lệ protein/creatinine (PCR). Hiện nay, việc xác định tìm protein vi lượng trong nước tiểu thường bằng cách kiểm tra lượng albumin và đo tỷ lệ albumin/ creatinine (ACR). Albumin là protein chiếm tỉ lệ cao trong cơ thể và bất cứ ai có tỷ lệ protein/ creatinine lớn thì cũng có tỷ lệ albumin/ creatinine lớn hơn mức bình thường.
- Albumin/ creatinine ít hơn 3mg/ mmol là bình thường.
- Albumin/ creatinine từ 3–30mg/ mmol thường không cần can thiệp nhưng cần được kiểm tra hàng năm.
- Albumin/ creatinine lớn hơn 30mg/mmol cho thấy lượng lớn protein rò rỉ qua thận, nếu lên đến 100mg/mmol sẽ đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu albumin/creatinine cao, bác sĩ sẽ khám và tìm hiểu ngay về bệnh sử và tiền sử gia đình mắc bệnh thận, đồng thời cho làm một số xét nghiệm máu và huyết áp. Kích thước và hình dạng của thận có thể được đo lường thông qua siêu âm.
Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ thường dùng để giúp chẩn đoán protein niệu. Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn để lấy mẫu nước tiểu thu thập trong đủ 24 giờ để gửi đến phòng làm xét nghiệm.
Đôi khi bác sĩ phải thực hiện sinh thiết thận, tức là lấy một phần mô thận rất nhỏ để soi dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm nguyên nhân gây ra protein niệu.
Cách làm giảm protein trong nước tiểu là gì?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!