backup og meta

Mẹ chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Cách phân biệt với chuyển dạ thật?

Mẹ chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Cách phân biệt với chuyển dạ thật?

Có khá nhiều mẹ bầu không biết được chuyển dạ giả bao lâu thì sinh nên luôn trong tình trạng căng thẳng, lo sợ bản thân có thể “vỡ chum” bất cứ lúc nào. Thực chất, quá trình chuyển từ chuyển dạ giả sang cơn gò tử cung sinh con sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến 1 tháng.

Vào cuối thai kỳ, bạn cảm thấy đau bụng từng cơn trong khoảng thời gian nhất định và nghĩ rằng mình sắp lâm bồn dù ngày dự sinh vẫn chưa đến? Rất có thể đây là hiện tượng chuyển dạ giả đấy! Vậy vì sao cơ thể lại xuất hiện tình trạng này cũng như liệu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Hãy cùng Hello Bacsi lắng nghe những giải đáp từ bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung trong bài viết sau nhé.

Chuyển dạ giả là gì?

Chuyển dạ giả là tình trạng cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện và biến mất nhưng lại không kích thích quá trình sinh em bé. Cơn đau chuyển dạ giả có cường độ đều nhau thay vì diễn ra khá dồn dập như quá trình chuyển dạ thật.

Các cơn gò chuyển dạ giả thường sẽ đến và đi vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Không ít bà mẹ từng có kinh nghiệm sinh nở trước đây bị cơn chuyển dạ giả đánh lừa và tức tốc đến bệnh viện vì nghĩ rằng em bé sắp chào đời. Vậy chuyển dạ giả là do đau, chuyển dạ giả bao lâu mới sinh?

Giải đáp thắc mắc: Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, có nguy hiểm không?

chuyển dạ giả bao lâu thì sinh

Có không ít mẹ bầu thắc mắc từ khi xuất hiện những cơn gò chuyển dạ giả bao lâu thì sinh hay chuyển dạ giả có nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu cảnh báo sinh mổ? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Chuyển dạ giả là tình trạng rất phổ biến khi mang thai và có thể bắt đầu vài ngày, vài tuần, thậm chí một tháng hoặc sớm hơn trước khi quá trình chuyển dạ tích cực bắt đầu diễn ra. Thực tế là các bác sĩ không thể xác định chính xác việc mẹ bầu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Nguyên nhân là bởi các cơn gò chuyển dạ giả chỉ là những cơn gò sinh lý, không phải là dấu hiệu sắp sinh. 

Do đó, nếu mẹ bầu có những cơn gò chuyển dạ giả nhưng không có vấn đề gì xảy ra thì các bác sĩ thường sẽ khuyên mẹ bầu bình tĩnh, theo dõi thai kỳ với mong muốn em bé sinh càng gần 40 tuần thai (ngày dự sinh) càng tốt. Hiện tượng chuyển dạ giả diễn ra thường không phải là lý do đáng lo ngại và không có nghĩa rằng em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm. Lúc này, việc các mẹ bầu cần làm là biết cách nhận diện cơn gò chuyển dạ giả và cơn gò chuyển dạ thật sự để có thể đến bệnh viện sinh con đúng lúc. Nhưng nếu có lo lắng, bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.

Mách bạn bí quyết phân biệt chuyển dạ giả, cơn gò Braxton-Hicks và chuyển dạ sinh con thật

1. Chuyển dạ giả và cơn gò Braxton-Hicks

chuyển dạ giả bao lâu thì sinh

Chuyển dạ giả thường bị nhầm với cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý) nhưng chúng không giống nhau. Đa số phụ nữ mang thai sẽ gặp phải loại cơn co thắt này vào một số giai đoạn trong thai kỳ. Cơn gò Braxton-Hicks về cơ bản là cách cơ thể bạn chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ bằng cách thực hành các cơn co thắt.

Cơn gò Braxton-Hicks có thể gây ra cảm giác rất căng, khó chịu, nhưng chúng thường không diễn ra thường xuyên hoặc dữ dội cũng như hiếm khi kéo dài hoặc phát triển với cường độ mạnh. Chuyển dạ giả có thể diễn ra theo một mô hình rất thường xuyên, các cơn co thắt có thể khác nhau và lớn dần về cường độ.

Đôi khi bà bầu có thể làm dịu cơn co thắt Braxton-Hicks bằng cách uống nước, ăn nhẹ hoặc nghỉ ngơi, thư giãn. Những hoạt động này sẽ giúp giảm bớt các cơn co thắt chuyển dạ giả. Bên cạnh đó, cổ tử cung của bạn cũng có thể từ từ giãn hoặc căng ra trong quá trình chuyển dạ giả.

2. Phân biệt chuyển dạ giả với chuyển dạ tích cực

Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề xuất hiện cơn gò chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Mẹ cũng cần phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật để nhập viện đúng lúc. Các cơn co thắt chuyển dạ giả thường xảy ra với tần suất thưa, 1 buổi vài lần và có thể ngừng trong thời gian dài. Mặt khác, một khi quá trình chuyển dạ tích cực bắt đầu, các cơn co thắt của bạn sẽ ngày càng thường xuyên hơn và không còn theo hình thức bắt đầu rồi dừng lại.

Khi các cơn co thắt càng gần nhau, mẹ bầu càng sớm được thấy em bé của mình. Các cơn co thắt chuyển dạ thực sự sẽ kéo dài, mạnh và gần nhau hơn. Một khi quá trình chuyển dạ tiến triển tốt (thường là khi cổ tử cung của người mẹ mở ra được hơn 4 cm), cuộc chuyển dạ sẽ không dừng lại.

Nguyên nhân gây chuyển dạ giả và các phòng ngừa

chuyển dạ giả bao lâu thì sinh

1. Nguyên nhân gây chuyển dạ giả

Sau khi tìm hiểu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chẳng hạn như:

  • Vị trí của em bé: Bạn có thể dễ gặp tình trạng chuyển dạ giả nếu em bé của bạn ở tư thế ngôi mông. Lý do xuất phát từ việc tử cung cố gắng di chuyển em bé vào ngôi thai thuận bằng các cơn co thắt trong một khoảng thời gian và sau đó dừng lại nếu không hiệu quả.
  • Yếu tố thể chất: Khung chậu không bằng phẳng hoặc bất thường ở tử cung có thể dẫn đến những cơn co thắt này.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi: Cảm xúc lo lắng về việc mang thai hoặc những điều khác trong cuộc sống của bạn có thể gây ra chuyển dạ giả.
  • Tiền sử mang thai trước: Điều này có thể liên quan đến cách tử cung thay đổi hoặc giãn ra sau khi mang đa thai.

2. Cách phòng ngừa các cơn gò chuyển dạ giả 

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối hiện tượng chuyển dạ giả. Bởi lẽ, thai phụ nào cũng trải qua cơn gò chuyển dạ giả ít nhất một vài lần. Nếu kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm bớt tần suất xuất hiện của các cơn gò Braxton Hicks. Để làm được điều này, bạn nên:

  • Uống đủ nước: Mẹ bầu cần uống ít nhất 8 cốc nước (khoảng từ  2 – 2,5 lít) mỗi ngày. Lượng nước ở đây có thể bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước canh…
  • Tránh vận động mạnh và đột ngột, tránh đứng quá lâu trong ngày
  • Không nhịn tiểu: để giảm tải áp lực cho bàng quang, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiểu…
  • Khám thai đúng lịch và đầy đủ: Việc này có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.

Chuyển dạ giả: Khi nào cần gặp bác sĩ?

chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, có nguy hiểm không

Như trên đã đề cập, việc chuyển dạ giả là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có các dấu hiệu chuyển dạ giả kèm với các triệu chứng dưới đây, hãy nhập viện ngay để hạn chế rủi ro:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Vỡ ối
  • Thai nhi không cử động hoặc cử động ít hơn 8 lần trong 2 giờ
  • Đau lan ở lưng dưới và vùng bụng, mức độ đau ngày càng tăng
  • Tần suất các cơn gò ngày càng mạnh và kéo dài
  • Thay đổi tư thế nhưng không giúp làm dịu cơn gò
  • Cảm thấy khó thở hoặc đau ngực
  • Ngày dự sinh đã cận kề và các cơn gò diễn ra ngày càng gần nhau hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể uống nước, đi bộ hoặc tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng. Việc nghỉ ngơi đầy đủ trong những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có nhiều sức khỏe hơn để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Prodromal Labor https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/prodromal-labor/  ngày truy cập 15/10/2021  

True Vs. False Labor https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9686-true-vs-false-labor ngày truy cập 15/10/2021 

False vs True Labor: How to Tell the Difference https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/intermountain-moms/2017/12/false-vs-true-labor/ ngày truy cập 15/10/2021 

What Is Prodromal Labor? https://www.verywellhealth.comprodromal-labor-5179655  ngày truy cập 15/10/2021

False Labor Pain and Signs It’s Not Quite Time https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/prodromal-labor-contractions-how-long-do-they-last/  ngày truy cập 15/10/2021 

 

Phiên bản hiện tại

14/07/2023

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 14/07/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo