Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều trị bệnh hen suyễn chưa?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều trị bệnh hen suyễn chưa?
Trong bệnh hen suyễn, các chất có rất nhiều trong không khí như mạt bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… rất dễ kích ứng đường hô hấp của bạn và khiến cơn hen bùng phát. Việc phòng tránh các chất gây dị ứng không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chính vì vậy, dự phòng và sử dụng thuốc điều trị hen suyễn là vô cùng thiết yếu.
Trong bài viết sau, Hello Bacsi tổng hợp và giới thiệu đến bạn 10 loại thuốc trị hen suyễn, mời bạn cùng tham khảo!
Nhiều người thường đưa ra thắc mắc với bác sĩ rằng hen phế quản uống thuốc gì để nhanh cắt cơn. Câu trả lời là bạn có thể dùng thuốc corticosteroid dạng hít. Thuốc nhanh chóng phát huy tác dụng sau 1-5 phút.
Theo các chuyên gia hô hấp, thuốc corticosteroid dạng hít là thuốc điều trị hen suyễn có tác dụng ngắn, giúp cắt giảm các cơn hen cấp tính một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ nếu bạn sử dụng trong thời gian dài.
Thuốc kháng Leukotriene là một thuốc chống dị ứng, giúp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách ức chế những hóa chất gây viêm tiết ra bởi hệ miễn dịch.
Ưu điểm của loại thuốc này là ít gây ra tác dụng phụ.
Thuốc SABA (Short-Acting Beta 2 Agonist) là thuốc chủ vận beta 2 tác dụng ngắn, là nhóm thuốc trị hen phế quản có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh hen suyễn chỉ trong vòng vài phút.
Những loại SABAs thường gặp là Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.
Đây là loại thuốc làm giãn phế quản, có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc này đơn lẻ mà nên dùng kết hợp với một số loại thuốc trị hen suyễn khác. Ngoài ra, bạn nên lưu ý là tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách dùng và ngưng dùng thuốc ngay sau khi đã kiểm soát được cơn hen.
Loại thuốc này giúp ức chế chất sinh học histamine trong cơ thể – một nhân tố then chốt gây ra các phản ứng dị ứng. Vì vậy, nó có tác dụng trong việc kiểm soát hen suyễn nhờ ngăn chặn phản ứng dị ứng của cơ thể khi gặp các tác nhân kích hoạt cơn hen như phấn hoa, bụi, khói thuốc,…
Khi dùng thuốc kháng histamine kết hợp với Singulair hoặc các loại thuốc corticosteroid dạng hít có thể giúp bạn hạn chế tình trạng viêm mũi và viêm phổi.
Loại thuốc này có giá thành tương đối rẻ, ở dạng thuốc không kê toa và ít có tác dụng phụ. Do vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở các hiệu thuốc.
Omalizumab là một trong những loại thuốc trị hen suyễn dị ứng chuyên biệt. Thuốc có tác dụng gắn kết với globulin miễn dịch E (IgE), làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các quá trình dị ứng.
Nhược điểm là thuốc điều trị hen phế quản Omalizumab có giá thành khá đắt.
Liệu pháp miễn dịch thường được áp dụng để dự phòng các phản ứng dị ứng với các chất hóa học dễ gây kích ứng thường gặp.
Trước khi áp dụng liệu pháp này, bạn cần nhận diện được các chất nào gây dị ứng, làm cơn hen của bạn bùng phát. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc có chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng đó mỗi tuần một lần. Trong 4 – 6 tháng tiếp theo, liều lượng tiêm sẽ là 3–4 tuần một lần. Dần dần, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại các tác nhân gây dị ứng đó. Nhưng vì lượng kháng thể mỗi lần là nhỏ nên không gây triệu chứng hen như khi bạn tiếp xúc với một lượng lớn tác nhân dị ứng. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn có thể phải mất đến vài năm.
Hiện nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt 3 loại viên nén ngậm dưới lưỡi mà bạn có thể sử dụng tại nhà, đó là Grastek, Oralair và Ragwitek. Mục đích của việc dùng thuốc là giúp tăng cường khả năng chịu đựng của người bệnh đối với các tác nhân gây dị ứng.
Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng một cách thận trọng bởi chúng được cảnh báo về nguy cơ có thể gây ra các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng. Do đó, không nên dùng thuốc cho người hen suyễn nặng, hoặc hen kiểm soát kém, hoặc có mắc kèm các bệnh tim mạch nghiêm trọng (đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim gần đây, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp không kiểm soát).
Theophylline là một loại thuốc giúp giãn phế quản, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè, tức ngực, đặc biệt là chứng ho về đêm.
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể xuất hiện những tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thần kinh. Do đó, bạn nên dùng thuốc với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Nhóm thuốc kháng cholinergic còn được gọi là antimuscarinics, có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản nên dùng trong điều trị bệnh giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một số trường hợp dùng trong điều trị bệnh hen suyễn.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường nhóm kháng cholinergic được sử dụng ở dạng hít (thuốc hít giãn phế quản). Tuy nhiên, một số trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng dạng phun khí dung.
Khuyến cáo thận trọng khi dùng nhóm thuốc kháng cholinergic ở các đối tượng:
Tác dụng phụ của thuốc trị hen này có thể là gây giãn đồng tử, mờ mắt và khô miệng.
Đối với những trường hợp hen suyễn nghiêm trọng, các liệu pháp điều trị thông thường đôi khi sẽ không hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thuốc trị hen suyễn có chứa magie sulfate để kịp thời cắt giảm các cơn hen cấp tính.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêm magie sulfate vào tĩnh mạch sẽ giúp giãn các cơ bị co thắt xung quanh khí quản và phế quản, giúp bạn dễ thở hơn. Ngoài ra, loại thuốc hen này còn giúp giảm tình trạng sưng viêm bên trong đường dẫn khí.
Nếu các loại thuốc làm giãn phế quản hay corticosteroid không phát huy tác dụng thì bác sĩ có thể cho bạn dùng magie sulfate trong thời gian ngắn. Thông thường, các cơn hen nhẹ đến trung bình không cần dùng đến magie sulfate, bởi lợi ích không cao hơn nguy cơ.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!