2.2. Hạt
Hạt chứa tinh bột, dầu thô và protein. Dầu hạt thục quỳ là nguồn giàu acid ricinoleic. Ngoài ra còn chứa một vài acid béo khác như myristic, palmitic, stearic và oleic. Bên cạnh đó, hạt thục quỳ còn chứa lượng nhỏ rượu isobutyl, limonene, phellandrene, p-tolualdehyde, citral, terpineol, p-sitosterol và đường đơn như glucose, mannose và lactose.
2.3. Rễ
Rễ cây thục quỳ có chứa các hoạt chất như pentosan, methyl pentosan, acid uronic, chất nhầy (rhamnoglucouronan, galacturonorhamnans, arabinans, glucans, arabinogalactans), flavonoid glycoside (kaempferol, quercetin), coumarin, acid caffeic, canxi oxalat, chất béo, sterol và các acid amin.
2.4. Bộ phận khác
Quả và lá chứa rượu bậc một, cyclohexanol, limonene, phellandrene và β-sitosterol bên cạnh sucrose, glucose, galactose, mannose. Lá cũng chứa p-tolualdehyde và α-terpenyl acetate. Thân chứa polysaccharide và dioxane lignin.
Tác dụng của thục quỳ
1. Tác dụng của thục quỳ theo đông y
Theo Đông y, mỗi bộ phận của cây hoa mãn đình hồng có tính vị quy kinh và tác dụng như sau:
- Hoa có tính hàn, vị ngọt, mặn, có công dụng hoạt huyết, lợi tiểu, điều kinh, giải độc, nhuận táo và tán ung.
- Hạt có tính hàn và vị ngọt, có tác dụng thông lâm, hạ nhiệt, lợi tiểu và thông đại tiện.
- Rễ có tính hàn và vị ngọt, có tác dụng thu liễm, thanh nhiệt, chỉ lỵ và giải độc.
2. Tác dụng của thục quỳ theo các nghiên cứu hiện đại

Nhiều nghiên cứu ở mức độ tế bào và trên động vật cũng cho thấy nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý từ cây mãn đình hồng:
- Kháng estrogen: Nghiên cứu cho thấy flavonoid trong lá và hoa thục quỳ có tác dụng đối kháng với estrogen qua trung gian aromatase và thụ thể beta estrogen.
- Chống ho: Dịch chiết rễ cây thục quỳ có tác dụng bảo vệ lớp màng nhầy ở khí quản và thực quản của ếch. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống bài tiết và co giật, giúp giảm ho.
- Giảm đau, kháng viêm: Dịch chiết cồn của hoa thục quỳ được phát hiện có đặc tính giảm đau và chống viêm trên chuột.
- Ức chế và tiêu diệt virus: Sử dụng nước sắc lá non của cây thục quỳ sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi rút gây bệnh thủy đậu và mụn rộp.
- Ngăn ngừa sỏi: Trong nghiên cứu trên chuột bị sỏi thận, dịch chiết rễ thục quỳ làm giảm đáng kể số lượng cặn canxi oxalat ở thận. Tác dụng này có thể là do tác dụng lợi tiểu và chống viêm hoặc do sự hiện diện của các chất nhầy trong rễ cây.
- Chống loét và điều hòa miễn dịch: Các polysaccharide tìm thấy trong mãn đình hồng giúp điều hòa miễn dịch thông qua các phản ứng kháng thể kích hoạt tế bào lympho. Chúng còn có đặc tính bao phủ và làm giảm các tổn thương dạ dày ở chuột.
- Giảm đường huyết, mỡ máu: Nghiên cứu cho thấy dịch chiết cồn của hoa thục quỳ làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride và glucose huyết thanh ở chuột KK-A(y) sau khi uống trong 8 tuần.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!