Cây thổ phục linh có tác dụng gì? Liều dùng bao nhiêu?
Thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, tác động vào các kinh can, vị. Theo Y học cổ truyền thì vị thuốc này có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thủy ngân, chữa đau xương, ác sang, ung thũng. Chúng được dùng chủ trị đau nhức xương khớp, lở ngứa, phong thấp, mụn nhọt, đau bụng kinh, mề đay, mẩn ngứa và nhiều chứng bệnh khác.
Nghiên cứu của Y học hiện đại về tác dụng sinh học Thổ phục linh bao gồm:
Chống viêm, nâng cao hệ thống miễn dịch
Theo nghiên cứu thực nghiệm mô hình phù bàn chân chuột cống trắng, ở giai đoạn viêm mạn và cấp tính ghi nhận vị thuốc có công dụng dược lý cao. Tại các giai đoạn này, thổ phục linh vừa có tác dụng kháng viêm rõ rệt, đồng thời tăng khả năng miễn dịch, nâng cao tỷ lệ sống sót của chuột qua cơn phản vệ. Một số tài liệu cũng cho thấy, thổ phục linh có tính chất như các hoạt chất chống viêm steroid. Nổi bật là hoạt chất astilbin đóng vai trò quan trọng ngăn chặn acid uric tích tụ và các tế bào xâm nhập màng hoạt dịch khớp, dẫn đến viêm trong bệnh gout.
Hỗ trợ triệu chứng dị ứng, kháng histamin
Trong thí nghiệm tiêm mẫn cảm chuột lang bằng kháng nguyên cũng ghi nhận khả năng giảm nhẹ cơn dị ứng, co giật, khó thở, đặc biệt rõ rệt ở đường hô hấp của dược liệu. Ngoài ra, dân gian còn dùng thổ phục linh hỗ trợ trị vẩy nến, giun sán (Clonorchis sinensis)…
Các công dụng khác
Ngoài ra, thổ phục linh còn có hoạt tính trị giun, sán lá gan nhỏ, lợi tiểu,giảm co thắt cơ trơn ruột ở động vật thí nghiệm, hạ huyết áp.
Liều dùng chung cho thổ phục linh là từ 12-30g, dùng sắc nước uống, cô đặc thành cao hoặc dùng dưới dạng bột làm thuốc hoàn. Thầy thuốc Đông Y thường phối hợp Thổ phục linh cùng các vị thuốc khác trong bài thuốc cổ phương hoặc đối pháp lập phương để tăng hiệu quả điều trị.
Các bài thuốc có thổ phục linh

1. Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, sang lở
- Chuẩn bị 20-40g thổ phục linh, 100g thịt lợn.
- Đem 2 nguyên liệu này hầm chung với nhau, ăn cả nước lẫn cái.
2. Trị bệnh thấp khớp
Thổ phục linh, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g; ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược mỗi loại 12g; thương truật, quế chi mỗi loại 8g; kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g; cam thảo 6g.
Tất cả đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!