Tên thường gọi: Cây mã đề (Xa tiền thảo)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành
Tên thường gọi: Cây mã đề (Xa tiền thảo)
Tên gọi khác: Mã đề thảo, Nhã én, Cây bông mã đề.
Tên nước ngoài: Broad – leaved plantain, Ripple grass, Cart – tract plan, Plantain ribwort, Great platain, Large plantain.
Tên khoa học: Plantago asiatica L.
Họ: Mã đề – Plantaginaceae
Cây mã đề là một loại thảo dược sống quanh năm, có thân ngắn. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng với độ dài từ 5-12cm, rộng 3,5-8cm, đầu hơi tù có mũi nhọn và gân lá hình cung, mép lá uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, không đều; cuống lá dài từ 5-10cm, loe ở gốc.
Hoa mọc thành một bông dài ở kẽ lá có cán dài hơn lá. Bông mã đề là một có 4 đài lá ở gốc hoa, xếp chéo nhau và hơi dính ở gốc và là bông lưỡng tính. Quả nang, có hình chóp thuôn dài từ 3,5-4 mm; hạt mã đề hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng.
Lá mã đề là bộ phận thường dùng làm thuốc được thu hái vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa. Sau đó, người ta đem đi rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô.
Hạt mã đề (hay còn gọi là xa tiền tử) được thu hoạch từ các quả già rồi đem phơi và sấy khô.
Khi lấy toàn bộ phần trên mặt đất của cây mã đề làm thuốc còn gọi là mã đề thảo.
Mỗi bộ phận của toàn cây mã đề sẽ có thành phần hóa học tương đối khác nhau:
Ngoài ra, mã đề còn có nhiều flavonoid và các chất khác như acid cimaric, caroten, vitamin K, vitamin C.,..
Theo y học cổ truyền, lá mã đề có tính mát, vị ngọt. Hạt mã đề có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát và quy 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng và thông tiểu tiện.
Dựa trên đó, cây bông mã đề có các tác dụng cụ thể như:
Liều lượng khuyến cáo: 10 – 20g nếu dùng toàn cây và 6 – 12g hạt dùng dưới dạng thuốc sắc.
Lá mã đề cũng có thể cũng dùng ngoài. Với trường hợp trị mụn nhọt, lá mã đề tươi sẽ được giã nát và đắp lên mụn nhọt giúp nhanh lành. Nếu dùng chữa bỏng, cao đặc mã đề sẽ được đắp lên vết thương và băng lại, thay băng đều đặn mỗi ngày một lần.
1. Chữa bệnh lỵ ra máu, mủ
Cây mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà, phối hợp mỗi vị 20g sắc uống.
2. Chữa tiểu khó và nóng trong ở người già
Hạt mã đề 1 chén (có dung tích 50ml) bỏ vào túi và sắc lấy nước. Dùng nước này nấu cháo với hạt kê để ăn.
3. Trị tiểu ra máu
Giã vắt lá mã đề và cỏ ích mẫu lấy nước cốt để uống.
4. Bài thuốc lợi tiểu
Kết hợp 10g hạt mã đề và 2g cam thảo, sắc với 600ml đến khi còn 200ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.
5. Chữa ho có đờm
Cây mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Sắc còn 200ml và chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể thay thế cam thảo bằng đường để tạo vị ngọt nếu không tìm mua được dược liệu cam thảo.
6. Chữa tiêu chảy
Lấy 1-2 nắm mã đề tươi, 1 nắm rau má, 1 nắm cỏ nhọ nồi (hoặc lá phèn đen) sắc đặc và chia cho nhiều lần uống.
7. Chữa phù thũng và tiêu chảy kèm sốt, ho và nôn mửa
Sao hạt mã đề và ý dĩ đều bằng nhau rồi tán bột và uống mỗi lần 10g, ngày uống 30g.
8. Chữa viêm cầu thận cấp tính
Bài thuốc này còn có tên là việt tỳ gia thang vị gồm có các vị thuốc: cây mã đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng 12g, bạch truật 12g, đại táo 12g, mộc thông 8g, gừng 6g, cam thảo 6g, quế chi 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang
9. Chữa viêm cầu thận mãn tính
Bài thuốc này còn có tên gọi là vị linh thang gia giảm:
Mã đề 20g, ý dĩ 6g; phục linh bì, trạch tả, thương truật mỗi vị 12g; quế chi, hậu phác mỗi vị 6g; xuyên tiêu 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Mã đề, bạch truật, bạch thược, bạch linh, trạch tả mỗi vị 12g; trư linh, phụ tử chế mỗi vị 8g; can khương 6g, nhục quế 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
10. Chữa viêm bàng quang cấp tính
Mã đề 16g; hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g; mộc thông, bán hạ chế, hoạt thạch, trư linh mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
11. Bài thuốc bôi ngoài chữa bỏng
Nước sắc mã đề đậm đặc 100% (100ml ứng với 100g mã đề khô), trộn đều với 50g lanolin, 50g paraffin. Bôi thuốc mỡ này lên vết bỏng và băng lại.
12. Cách pha trà mã đề uống mỗi ngày giúp cai thuốc lá
Lấy một nhúm lá mã đề đã cắt nhỏ phơi khô cho vào bình thủy tinh và thêm 500ml nước sôi. Đặp nắp bình và để yên trong 2 tiếng đồng hồ. Sau đó, bạn đã có thể dùng trà này trong ngày giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu,…Đồng thời nếu duy trì uống trà hãm từ cây mã đề liên tục trong 1 tháng có thể giúp cai được thuốc lá.
Để sử dụng cây mã đề một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
Ngoài ra, người bệnh tiểu nhiều lần, táo bón, thận hư và không có thấp nhiệt không nên sử dụng cây mã đề.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng dược liệu mã đề trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Thận trọng khi dùng cây mã đề ăn sống ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Không nên sử dụng cây bông mã đề cho người già thận yếu, tiểu đêm. Lưu ý, trẻ em sử dụng cây mã đề dễ bị đái dầm, tiểu đêm.
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.
Cây mã đề có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Đồng thời, khi sử dụng vị thuốc mã đề cần kiêng dùng đồ nóng, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia và cafein,…
Trên đây là các thông tin về dược liệu cây bông mã đề. Tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể trên mỗi người mà liều lượng sử dụng và cách dùng là khác nhau. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!