Ăn nhiều rau má có tốt không? Liều dùng bao nhiêu là đủ?
Học viện Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo bạn không nên dùng rau má quá 6 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
Mỗi ngày, các nhà khoa học khuyến cáo rằng bạn chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má (tương đương 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân (suy tĩnh mạch): bạn uống 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
Liều dùng của dược liệu này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Rau má chữa bệnh gì?
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau má
Dưới đây là một số cách dùng loài cây này để chữa bệnh:
Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ
Rửa sạch 30–40g rau má (lấy toàn bộ cây), thêm ít muối. Bạn có thể ăn sống hoặc luộc.
Chữa đau bụng kinh nguyệt, đau lưng
Hái rau lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.
Chữa vàng da do thấp nhiệt
Sắc uống 30–40g rau má với 30g đường phèn.
Chữa tiểu ra máu
Lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
Chữa táo bón
Giã 30g cây tươi và đắp vào rốn.
Chữa áp xe vú giai đoạn đầu
Sắc lấy nước rau má và vỏ cau để uống. Bạn có thể pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả.
Chữa lở loét vùng lưng
Cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột nếp thành dạng hồ rồi thoa lên vùng bị tổn thương.
Chữa nhọt
Cây được rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề
Giã nát 20–30g cây tươi, vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.
Chữa viêm họng và viêm amiđan
Rửa sạch 60g cây tươi, giã nát, ép lấy nước, hòa với một chút nước ấm và uống.
Chữa xuất huyết
Lấy 30–100g cây tươi sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.
Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm
Giã nát, vắt lấy nước rau má để uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.
Cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn
Lấy 1 nắm thảo dược tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống
Rửa sạch một nắm to rễ cây, để ráo nước, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo.
Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu
Rửa sạch 30–100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.
Tác dụng của rau má trong làm đẹp, mờ sẹo
Không chỉ giúp chữa bệnh, loài cây này còn giúp trị sẹo rất hiệu quả. Bạn có thể dùng như sau:

- Trị sẹo lõm: Bạn lấy cây tươi rửa sạch, sau đó đem đi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Chia làm 2 phần, 1/2 cho thêm ít đường và uống, nửa còn lại giã nát đắp lên mặt khoảng 15–20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Trị sẹo lồi: Sau khi rửa sạch, bạn giã nát cây tươi, lọc lấy nước và hòa đều với mật ong. Bạn hãy bôi hỗn hợp này lên vùng da bị sẹo lồi, massage nhẹ nhàng và rửa sạch bằng nước ấm sau 30 phút. Phương pháp này không những loại bỏ sẹo mà còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo da và giúp da trẻ trung hơn.
- Trị sẹo thâm: Rửa sạch rau má, sau đó đem đi ngâm với nước muối rồi nghiền thành dạng mịn. Vệ sinh vùng da bị sẹo thật sạch rồi lấy rau má đã nghiền đắp lên. Đắp mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện liên tục trong 4 tháng. Phương pháp này sẽ giúp làm mờ hầu hết các vết sẹo lâu năm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!