- Những sản phẩm mặt nạ từ các chất hóa học như glycolic axit thường được dùng để tẩy nhẹ đi lớp da chết trên cùng và mang lại hiệu quả đối với làn da không đều màu nhẹ.
- Phương pháp tẩy da chết dịu nhẹ tuy không gây đau nhưng khi da tiếp xúc với hóa chất có thể khiến làn da cảm thấy châm chích.
- Đặc biệt, bạn nên dùng kem chống nắng thường xuyên để tránh bị xuất hiện đốm nâu trở lại.
>>> Bạn có thể quan tâm: Da xỉn màu, sạm đen: Nguyên nhân và cách khắc phục
10. Tia laser
Công nghệ mới này an toàn hơn nếu được điều trị đúng theo liệu trình nhưng vẫn có thể gặp tác dụng phụ. Có nhiều loại tia laser khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng da và mức độ da không đều màu mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh độ mạnh yếu của tia laser. Biện pháp điều trị này không tốn nhiều thời gian nghỉ ngơi nhưng làn da bạn có thể bị đỏ một vài ngày sau đó.
11. Phương pháp IPL

- Ánh sáng cường độ cao phát ra theo nhịp chớp (Intense Pulsed Light) thường dễ bị nhầm lẫn với điều trị bằng laser nhưng đây là công nghệ sử dụng ánh sáng đa bước sóng.
- Tuy công nghệ IPL không mạnh hay chính xác bằng liệu pháp laser nhưng bạn vẫn nên điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia, dù tương đối an toàn.
- IPL đặc biệt hiệu quả trong việc làm sáng da. Công nghệ này có thể gây đau nhưng bạn có thể thoa kem làm mát ngay sau khi điều trị để làm dịu da.
>>> Tìm hiểu thêm: Lật tẩy 8 thủ phạm gây nám da
Da không đều màu không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng có thể gây mất thẩm mĩ. Do vậy, bạn nên tìm hiểu kĩ về tình trạng da của mình và các phương pháp điều trị để có thể mang lại hiệu quả và độ an toàn cho làn da. Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn sở hữu làn da đều màu. Tùy thuộc vào loại da, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!