backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Điện di Vitamin C là gì? Có tác dụng gì với da?

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 27/04/2022

Điện di Vitamin C là gì? Có tác dụng gì với da?

Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe làn da nói riêng. Nếu bạn đang tìm cho mình một liệu pháp trẻ hóa da hoặc phục hồ làn da sau những ngày rám nắng thì điện di vitamin C sẽ là lựa chọn phù hợp. Vậy điện di vitamin C có tốt không và cách chăm sóc da sau khi điện di vitamin C như thế nào?

Điện di vitamin C là gì?

Vai trò của vitamin C đối với da

Để hiểu rõ phương pháp điện di Vitamin C là gì, bạn cần nắm rõ vai trò quan trọng của Vitamin C đối với làn da. Vitamin C (còn có tên gọi là axit ascorbic) là một loại vitamin tan trong nước. Vitamin C có đặc tính chống viêm, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hàng rào và tổng hợp collagen trong lớp hạ bì và hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa da. 

>>> Tham khảo thêm: Vitamin C có tác dụng gì với da mặt?

Để duy trì sức khỏe làn da, bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa vitamin C. Đồng thời bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống với các loại trái cây như ổi, cam, quýt,…thực phẩm rau xanh như: bông cải xanh, bắp cải,…

Điện di vitamin C

>>> Đọc thêm: Bật mí 5 loại vitamin tốt cho da của bạn

Điện di vitamin C là gì?

Điện di vitamin C là phương pháp chăm sóc da tiên tiến sử dụng sóng điện từ để hướng dẫn tinh chất và các ion của vitamin C đi sâu vào lớp biểu bì da, giúp kích thích sản xuất collagen, hỗ trợ trong điều trị sẹo mụn, làm sáng da, làm mờ nám, tàn nhang, các đốm đen,…

Mặc dù vitamin C có thể được cung cấp qua đường ăn uống nhưng nó không tồn tại lâu trong cơ thể. Vì vậy, phương pháp điện di vitamin C giúp các ion của loại vitamin này được duy trì lâu hơn để giúp chống oxy hóa, giữ cho da khỏe đẹp hơn.

Điện di vitamin C có tác dụng gì cho da?

Điện di vitamin C được sử dụng để giúp cải thiện da trong một số trường hợp sau: 

Giúp chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi sự tác động của ánh sáng mặt trời

Điện di vitamin C giúp tái tạo alpha-tocopherol (vitamin E)-một chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và giúp da chống lại các gốc tự do. Điện di vitamin C giúp làm trẻ hóa làn da, cải thiện cấu trúc, làm sáng da. Hơn nữa, với những người muốn phục hồi da sau khi tắm nắng, rám nắng,… điện di vitamin C giúp ngăn chặn ung thư da do tia UV gây ra như nám, vết chân chim,..

Giúp da săn chắc, chống lõa hóa da

Ngoài các chức năng chống oxy hóa của vitamin C, phương pháp điện di vitamin C có tác dụng hỗ trợ tổng hợp collagen, hình thành cấu trúc protein, hỗ trợ trong quá trình hydroxyl hóa các phân tử collagen. Trong khi đó, collagen đóng vai trò quan trọng trong việc giữ độ đàn hồi và săn chắc cho da. Nhiều yếu tố (môi trường, độ tuổi,..) khiến cho làn da bị thiếu hụt collagen gây chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn. 

Điện di vitamin C kích thích tăng sinh collagen và elastin, hỗ trợ trong điều trị sẹo mụn, cải thiện cấu trúc da, độ săn chắc cho da.

Giúp làm sáng da, mờ mụn thâm

Quá trình điện di Vitamin C có thể ức chế tyrosinase (một loại enzyme góp phần tổng hợp hắc tố melanin) trong da. Do đó, điện di vitamin C gíup làm sáng da, hạn chế tình trạng tăng sắc tố trên da. Vitamin C cũng được sử dụng để điều trị tăng sắc tố, da đỏ sau khi điều trị bằng laser.

>>> Hãy đọc thêm: Chăm sóc da sau laser: Hiểu rõ để tránh các tác dụng phụ

Giúp kháng viêm

Với những ai bị mụn trứng cá nhẹ, điện di vitamin C có tác dụng ức chế các chất gây tình trạng mụn viêm. Từ đó, điện di vitamin C cũng được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá để ngăn chặn sự bùng phát mụn viêm trên da. 

Lưu ý phương pháp điện di vitamin C chống chỉ định đối với những người dị ứng với vitamin C, bị ung thư da, có vấn đề về tim mạch, động kinh, hoặc các tình trạng mụn sưng viêm nghiêm trọng.

Điện di vitamin C

Quy trình điện di Vitamin C

Quá trình điện di vitamin C được thực hiện trong khoảng 20-30 phút, tùy thuộc vào tình trạng da. Quy trình điện di Vitamin C thường bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng da: Bác sĩ da liễu và nhân viên y tế sẽ kiểm tra, đánh giá trình trạng da của bạn để đưa ra lượng vitamin C phù hợp trong liệu trình.
  • Bước 2: Tẩy trang loại bỏ lớp trang điểm, làm sạch da, tẩy da chết nhẹ nhàng để giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ dễ dàng hơn vào da.
  • Bước 3: Sử dụng hơi nước giúp mở lỗ chân lông, loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn 
  • Bước 4: Massage khuôn mặt của bạn để tăng lưu thông máu
  • Bước 5: Sử dụng một thiết bị điện di để đưa vitamin C sâu vào lớp biểu bì, giúp tái tạo và làm đẹp da.
  • Bước 6: Thoa kem dưỡng ẩmkem chống nắng cho da.

chăm sóc da sau khi điện di vitamin C

>>> Đọc thêm: Peel da có tốt không? Có nên peel da không?

Những lưu ý chăm sóc da sau khi điện di Vitamin C

Sau khi thực hiện điện di vitamin C, bạn có thể có một số tác dụng phụ như: kích ứng da, cảm giác châm chích, thậm chí là nhức đầu do dòng điện,… Để đảm bảo an toàn và giúp đạt hiệu quả điều trị, có một số lưu ý chăm sóc da sau khi điện di Vitamin C sau đây:

  • Không sử dụng các sản phẩm tẩy da sau khi điện di vitamin C. Bởi sau khi thực hiện liệu trình, vitamin C sẽ có thể lưu lại trên da. Do đó để đạt được hiệu quả cao nhất sau điện di vitamin C, bạn không rửa mặt sau đó
  • Điện di vitamin C chỉ là phương pháp chăm sóc da, hỗ trợ cải thiện làn da. Vì vậy, đây không phải là phương pháp điều trị thay thế. Trong liệu trình, bạn có thể kết hợp điện di vitamin C với các phương pháp điều trị, chăm sóc da khác tùy vào tình trạng da và sự chỉ định của bác sĩ da liễu.
  • Để duy trì kết quả sau điều trị, bạn nên kiên trì tiếp tục liệu trình, thực hiện điện di vitamin C vài lần sau đó để đạt hiệu quả cao nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Microdermabrasion là gì? Có nên Microdermabrasion cho da?

Điện di vitamin C là một phương pháp chăm sóc da giúp bạn lấy lại làn da tươi sáng và khỏe mạnh. Hy vọng một số thông tin hữu ích trong bài viết giúp bạn hiểu hơn về điện di vitamin C và những lợi ích của nó đối với làn da.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 27/04/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo