backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

5 công thức tẩy tế bào chết cho da đầu tại nhà giảm nhờn rít tóc - ngăn dầu thừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 06/04/2022

5 công thức tẩy tế bào chết cho da đầu tại nhà giảm nhờn rít tóc - ngăn dầu thừa

Cũng như vùng da mặt và cơ thể, da đầu cũng cần được tẩy da chết để thúc đẩy dưỡng chất nuôi dưỡng tóc thêm chắc khỏe! Vậy công thức tẩy tế bào chết cho da đầu nào mang đến hiệu quả cao?

Dưới đây là 5 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà cực kỳ hiệu quả, giúp da đầu khỏe mạnh và mái tóc khô thoáng!

Tẩy tế bào chết cho da đầu là gì?

Mặc dù cơ chế tự nhiên của cơ thể là thay thế các tế bào da chết bằng các tế bào da mới, nhưng đôi khi vẫn cần đến sự trợ giúp từ hình thức tẩy da chết, trong đó bao gồm cả vùng da đầu. Tẩy tế bào chết da đầu đề cập đến việc sử dụng các chất tẩy da chết ở dạng vật lý hoặc hóa học để loại bỏ các tế bào da, dầu thừa và gàu. 

Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da đầu là một trong những cách sở hữu mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh hơn từ gốc đến ngọn. Giữ cho da đầu khỏe mạnh và không bị tích tụ bởi các sản phẩm tạo kiểu tóc có thể giúp cho mái tóc bạn trông đẹp hơn và đem lại cho bạn da đầu sạch sẽ.

Lợi ích của tẩy tế bào chết cho da đầu

Tẩy tế bào chết cho da đầu là 1 cách giúp làm dịu, giảm áp lực và tăng cường sức khỏe cho da đầu. Bằng cách này, tẩy da chết có thể mang lại lợi ích cho da đầu, cụ thể cho dành cho những ai đang phải đối mặt với các tình trạng như:    

  • Xuất hiện gàu trên da đầu
  • Da đầu khô
  • Da đầu có quá nhiều dầu thừa, khiến mái tóc bết rít khó chịu.

Không tẩy da chết cho da đầu có thể dẫn đến tình trạng tóc xỉn màu, nang lông bị tắc nghẽn, da đầu bong tróc và ngứa ngáy. Mặt khác, việc tẩy tế bào chết thường xuyên có thể giúp tóc mọc dày, bóng mượt và sản xuất ít dầu hơn một cách tự nhiên.

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu

hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho da đầu

Tẩy tế bào chết cho da đầu thường được thực hiện khi vừa gội đầu xong. Sau khi chải đầu kỹ và khéo léo tách các phần tóc, bạn có thể dùng các đầu ngón tay để thoa các hỗn hợp tẩy da chết lên da đầu. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải hoặc đeo găng tay để chà xát và làm sạch da đầu nhẹ nhàng.

Lưu ý, bạn tránh dùng móng tay để tẩy da chết vì có thể dễ gây xước da đầu. Sử dụng bàn chải tẩy da chết với lực chải quá mạnh có thể làm gãy hoặc kéo căng các sợi tóc, từ đó dẫn đến tình trạng tóc ngày càng thưa và mỏng dần đi.

Nếu bạn áp dụng theo hình thức dạng vật lý thì hãy chà xát theo chuyển động tròn đều và chú ý không bỏ sót khu vực nào khó tiếp cận trên da đầu.

Trong 1 số trường hợp, tẩy tế bào chết có thể khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn. Để khắc phục tình trạng này và bảo vệ da đầu trước các tác hại của ánh nắng mặt trời hay bụi bẩn, bạn nên dùng xịt chống nắng trước khi ra khỏi nhà.

Có bao nhiêu loại tẩy tế bào chết da đầu?

Có 2 cách chính để tẩy tế bào chết trên da đầu: dạng vật lý và hóa học. Cả 2 hình thức này đều cung cấp những lợi ích nhất định, mặc dù chúng hoạt động theo những cách khác nhau.

Tẩy tế bào chết cho da đầu dạng vật lý sẽ sử dụng ma sát thủ công (dùng các đầu ngón tay hoặc các công cụ có tính mài mòn) để loại bỏ tế bào da khô và tích tụ. Trong khi đó, tẩy da chết dạng hóa học sẽ giúp hòa tan các tế bào da chết bằng cách sử dụng 1 số thành phần hóa học như axit hydroxy (axit salicylic, axit glycolic, axit lactic) hoặc retinoids. Không cần phải đòi hỏi nhiều nỗ lực chà xát như các dạng vật lý, tẩy tế bào chết dạng hóa học chỉ cần thoa nhẹ lên da đầu để đem lại tác dụng làm bong tróc da chết hiệu quả. 

Tùy thuộc vào sở thích cá nhân mà bạn quyết định xem phương thức phù hợp nhất đối với da đầu bạn. Mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng biệt. Đối với sản phẩm tẩy da chết vật lý, da đầu bạn sẽ có nguy cơ chịu tác động lực quá mạnh khi chà xát, từ đó gây kích ứng da và khiến tóc gãy rụng. Trong khi nếu bạn sử dụng tẩy da chết hóa học thì bạn phải đợi lâu hơn để sản phẩm phát huy tác dụng của nó, và có khả năng cao bạn cũng gặp các phản ứng dị ứng với sản phẩm. Tốt nhất bạn nên thử cả 2 phương pháp để cân nhắc xem loại nào phù hợp nhất với tình trạng da đầu hiện tại.

Các công thức thiên nhiên tẩy tế bào chết da đầu tại nhà

Da đầu khỏe là điều kiện cần để có mái tóc chắc khỏe. Tẩy da chết trên da đầu có thể giúp loại bỏ các vảy da đầu bằng cách sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên.

Dưới đây là các công thức tẩy da chết cho da đầu tại nhà dạng vật lý, bằng cách sử dụng các nguyên liệu như sau:

1. Đường nâu và yến mạch

Để làm hỗn hợp tẩy tế bào chết da đầu từ đường nâu và yến mạch, bạn cần chuẩn bị:

  • 2 thìa đường nâu
  • 2 thìa bột yến mạch đã được nghiền mịn
  • 2 thìa dầu dưỡng tóc bạn yêu thích.

Sự kết hợp giữa đường nâu và bột yến mạch giúp tạo ra công thức tẩy tế bào chết cho da đầu tại nhà ở dạng vật lý. Sau khi gội đầu, hãy thoa hỗn hợp này lên mái tóc còn đang ướt theo chuyển động tròn, nhẹ nhàng để tiếp cận sâu vào vùng da đầu và hoàn thành bước gội sạch tiếp theo.

2. Sử dụng aspirin

tẩy tế bào chết cho da đầu bằng aspirin

Để làm thành hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng aspirin, bạn hãy chuẩn bị:

  • 6-8 viên aspirin
  • 4 muỗng canh nước ấm

Trong thành phần của aspirin có chứa axit salicylic – một hoạt chất ở dạng tẩy tế bào chết hóa học. Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để thoa hỗn hợp tẩy da chết này lên toàn bộ vùng da đầu. Tiếp theo, bạn cần kết hợp chà xát nhẹ nhàng để giúp loại bỏ đi các tế bào da chết được hiệu quả hơn. Gội sạch đi tất cả các chất cặn còn bám trên da đầu sau khi đã hoàn thành xong và tiếp tục bước sử dụng dầu xả.

3. Muối và nước cốt chanh

tẩy tế bào chết cho da đầu bằng muối và chanh

Chà xát da đầu bằng muối và nước cốt chanh sẽ giúp loại bỏ tế bào chết trên da đầu khá hiệu quả. Từ đó, giúp dễ dàng hấp thu các dưỡng chất từ dầu gội vào da đầu. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 ít muối tinh và nước cốt chanh, sau đó trộn lại với nhau. Đầu tiên, làm ướt da đầu bằng nước lạnh và thoa hỗn hợp trên lên da đầu. Kết hợp massage đầu trong vòng 3 phút, sau đó gội lại với nước sạch là hoàn tất.

4. Bã cà phê

cà phê có thể được sử dụng như cách loại bỏ tế bào da chết, đồng thời giúp kích thích quá trình mọc tóc. Ngoài ra, đặc tính của cà phê giúp tẩy da chết, loại bỏ đi các bụi bẩn, gàu, dầu thừa và thậm chí các sản phẩm tích tụ khác có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da đầu bạn.

tẩy tế bào chết cho da đầu bằng cà phê và dầu dừa

Để thực hiện công thức này thì bạn phải cần chuẩn bị:

  • 4 muỗng canh dầu vận chuyển yêu thích (chẳng hạn như dầu dừa, dầu oliu,…)
  • 6 muỗng canh bã cà phê đã được xay mịn trước đó
  • 1 vài giọt dầu cây trà.

Trộn đều tất cả các thành phần trên và bảo quản trong hộp kín ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh. Làm ướt tóc và sử dụng 1 lượng vừa đủ để thoa lên da đầu. Tiếp theo bạn cần massage từ 5-10 phút trước khi xả sạch và gội đầu lại bằng dầu gội.

5. Dầu dừa, mật ong – công thức tẩy tế bào chết cho da đầu hiệu quả

Dầu dừa đóng vai trò như 1 chất chống viêm tự nhiên, giúp làm dịu da đầu hiệu quả. Trong khi đó, giấm táo có khả năng duy trì sự cân bằng độ pH của da đầu nhờ đặc tính khử trùng và kháng khuẩn. Bổ sung thêm mật ong vào công thức này sẽ giúp làm dịu da đầu, đồng thời giảm thiểu sự xuất hiện của gàu, bệnh chàm hay bệnh vảy nến. Bạn cần chuẩn bị công thức này như sau:

  • ½ cốc dầu dừa
  • ¾ cốc đường
  • 5-6 tinh dầu bạc hà
  • 1 muỗng canh giấm táo
  • Mật ong nguyên chất.

Bạn hãy hòa quyện các nguyên liệu trên lại với nhau, sao cho thu được hỗn hợp có kết cấu sánh mịn. Gội đầu sơ bằng nước sạch để làm ướt tóc, sau đó thoa các nguyên liệu vừa tạo lên mái tóc của bạn. Ủ tóc và massage da đầu nhẹ nhàng trong vòng từ 15-20 phút. Xả sạch thật kỹ với nước để đảm bảo không còn chất cặn bị sót lại trên da đầu. Nếu da đầu bạn bị gàu, viêm da tiết bã hoặc bệnh vảy nến thì hãy sử dụng giấm táo 1 cách thận trọng vì nó có thể gây ngứa da đầu do thành phần có tính axit cao.

>>> Bạn có thể quan tâm: 7 cách trị da đầu dầu giúp giảm nhờn, cho tóc suôn mượt bất chấp nắng nóng

Các tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn

Bạn không nên tẩy tế bào chết trên da đầu nếu bạn đang gặp các trường hợp như sau:

Trong 1 số trường hợp, những người có làn da nhạy cảm có thể cảm thấy rằng 1 số các thành phần trong tẩy da chết ở dạng hóa học hoặc vật lý quá khắc nghiệt đối với tình trạng da đầu. Nếu bạn cảm thấy da đầu khó chịu, sưng tấy hoặc kích ứng trong quá trình tẩy tế bào chết thì bạn nên ngừng sử dụng. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nếu cảm giác khó chịu vẫn còn chưa thuyên giảm. 

Bạn nên làm gì sau khi tẩy tế bào chết cho da đầu?

Để da đầu không bị bong tróc do tẩy tế bào chết cho da đầu quá mạnh, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên khắp vùng da đầu. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng dầu xả để giúp khóa ẩm trên mái tóc, cho mái tóc mềm mượt và khỏe đẹp từ sâu bên trong.

dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết cho da đầu

Sai lầm thường gặp khi tẩy da chết cho da đầu

Tẩy tế bào chết vừa giúp massage da đầu, kích thích thư giãn vừa điều trị các bệnh lý về da. Tuy nhiên, nếu bạn vô tình mắc phải các sai lầm sau đây thì không những bạn sẽ không thấy hiệu quả, mà còn khiến da đầu bị kích ứng, khó chịu.

  • Lạm dụng tẩy tế bào chết da đầu: Bạn chỉ nên áp dụng từ 1-2 lần/tuần là hợp lý. Điều này giúp loại bỏ dầu thừa trên da đầu và đem lại cho bạn mái tóc sạch khỏe. Lạm dụng tẩy da chết trên đầu quá mức sẽ khiến cho da đầu gặp tác dụng ngược, từ đó kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn thông thường và làm mất đi độ cân bằng pH trên da đầu. 
  • Dùng các hạt tẩy da chết có kích thước quá lớn có thể khiến da đầu bị tổn thương. Thay vào đó, bạn chỉ nên thực hiện với các hạt có kích thước vừa và nhỏ. Bạn không nên đánh đồng quan điểm các hạt tẩy da chết càng to thì sẽ đem lại hiệu quả sạch da đầu càng cao. Trái lại, điều này có thể khiến da đầu bạn bị xước, thậm chí là chảy máu trong quá trình thực hiện.
  • Không quan tâm đến nguyên liệu/ thành phần tẩy tế bào chết khiến bạn khó xác định xem rằng mái tóc bạn có thực sự phù hợp hay không. Chẳng hạn như nếu bạn sở hữu mái tóc khô xơ thì nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa công thức chiết xuất từ dầu dừa, dầu argan, dầu oliu. Ngoài ra nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa sulfate, hương liệu vì có thể gây kích ứng da đầu. 

>>> Bạn có thể quan tâm: Top 10 giải pháp trị da đầu bị khô và ngứa triệt để

Tẩy tế bào chết cho da đầu là 1 cách tuyệt vời để giúp mái tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong. Để cho da đầu dần làm quen với các liệu pháp này thì bạn hãy bắt đầu với tần suất 1 lần/tuần, sau đó có thể tăng lên thành 2 lần/tuần nếu nhận thấy không có kích ứng xảy ra. Ngoài ra, bạn nên hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sau khi tẩy tế bào chết. Trong trường hợp bạn cần phải ra ngoài trời, thì bạn hãy đội mũ hoặc dùng xịt chống nắng có công thức SPF cho da đầu và mái tóc để bảo vệ tối ưu nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 06/04/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo