avatar

Tạo bài đăng của bạn

Người bị bệnh tiểu đường ăn cơm cháy được không?

Người bị bệnh tiểu đường ăn cơm cháy được không?


Cơm cháy là lớp cơm bị cháy xém và giòn, có màu hơi nâu ở đáy nồi, được sản xuất trong quá trình nấu từ gạo thành cơm. Thực chất, nguyên liệu chính làm nên cơm cháy vẫn là gạo trắng. Vậy, bệnh tiểu đường ăn cơm cháy được không? Câu trả lời là nên hạn chế bởi nó có thể làm tăng đường huyết sau ăn. Nếu quá thèm, bạn chỉ nên ăn một khẩu phần thật nhỏ để thỏa cơn thèm và bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh khác.


Cơm gạo trắng có chỉ số đường huyết cao (GI = 73), tức là nó có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu sau ăn. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng cao...Xem thêm


Người bị bệnh tiểu đường ăn cơm cháy được không?Người bị bệnh tiểu đường ăn cơm cháy được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
74
1
1
Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?


Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không hay phải kiêng hoàn toàn? Thực chất, bạn vẫn có thể ăn được thịt bò nhưng cần hạn chế.


Thịt bò hay thịt đỏ nói chung vẫn là nhóm thực phẩm giàu protein mà người bị tiểu đường cần bổ sung nhưng nên chú ý:

- Không ăn quá 350 - 500g thịt đỏ đã nấu chín mỗi tuần.

- Không ăn quá 90g thịt đỏ mỗi ngày. Nếu đã ăn hơn 70g thịt đỏ trong ngày, hãy ăn ít hơn hoặc không ăn tiếp loại thực phẩm này trong những ngày tiếp theo.

- Ưu tiên dùng thịt tươi thay vì thịt đã chế biến sẵn/đóng hộp.

- Hạn chế ăn phần mỡ, nên chọn phần thịt nạc (thăn bò) để chế biến các món ăn.

- Chế biến thịt ở nhiệt độ vừa phải, ít sử dụng dầu mỡ, chẳng hạn như áp chảo, nấu canh, hầm...

... Xem thêm
Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
1
Khi bị tiểu đường có ăn được thịt chó không?

Khi bị tiểu đường có ăn được thịt chó không?

Với một số người, nhất là các dân nhậu, thịt chó là món khoái khẩu không thể từ bỏ. Vậy, khi bị tiểu đường có ăn được thịt chó không? Tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt chó vì nhiều nguyên nhân như:


- Dễ gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

- Có khả năng ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, nhất là ở người bệnh tiểu đường

- Không đảm bảo an toàn do chế biến không sạch, nguồn gốc thịt không rõ ràng nên có nguy cơ bị nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng.


Tóm lại, người bị tiểu đường nên lựa chọn các loại thịt quen thuộc khác như thịt bò, heo, gà để bổ sung chất đạm thay vì thịt chó. Đồng thời, chế độ ăn cần có đầy đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt là tăng cường bổ sung chất xơ thông qua các loại rau củ, trái cây để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

... Xem thêm
Khi bị tiểu đường có ăn được thịt chó không?Khi bị tiểu đường có ăn được thịt chó không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
266
1
1
Người bị tiểu đường có ăn được khoai môn không?

Người bị tiểu đường có ăn được khoai môn không?

Nếu bạn thắc mắc "Người bị tiểu đường có ăn được khoai môn không?" thì câu trả lời sẽ là được nhưng không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Trong 100g khoai môn nấu cung cấp khoảng 142 kcal; 34,6g carbohydrate; 0,52g protein; 5,1g chất xơ và có chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp (GI = 54) cùng tải lượng đường huyết (GL) ở mức vừa.


Ngoài ra, trong khoai môn còn có rất nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe. Nếu ăn với khẩu phần hợp lý, vừa phải, khoai môn còn giúp ổn định nồng độ đường trong máu nhờ có hàm lượng vitamin A cao...Xem thêm

Người bị tiểu đường có ăn được khoai môn không?Người bị tiểu đường có ăn được khoai môn không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
112
1
1
Khi bị bệnh tiểu đường ăn mít non được không?Mít

Khi bị bệnh tiểu đường ăn mít non được không?

Mít non không chỉ là một loại thực phẩm dùng nấu món chay rất ngon mà còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy, bệnh tiểu đường ăn mít non được không? Câu trả lời là được với một liều lượng phù hợp.


Theo kết quả từ thử nghiệm của Đại học Sydney (SUGiRS), mít non có chỉ số đường huyết rất thấp. Tức là, nếu bạn thay thế một chén cơm trắng bằng một chén mít non, lượng đường trong máu sẽ không tăng vọt sau ăn. Hơn thế nữa, chất xơ trong mít non giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân một cách lành mạnh và hiệu quả. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong mít non còn giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.


Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý rằng chỉ sử dụng một lượng vừa đủ, không lạm dụng mít non vì chúng vẫn có chứa một lượng carb nhất định, có thể ảnh hưởng đến đường huyết nếu ăn quá nhiều.

... Xem thêm
Khi bị bệnh tiểu đường ăn mít non được không?MítKhi bị bệnh tiểu đường ăn mít non được không?Mít
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
21
1
3
Xem thêm bình luận
Tiểu đường thai kỳ có ăn thanh long được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn thanh long được không? Trước tiên, hãy so sánh lượng chỉ số đường huyết (GI) của thanh long so với các loại hoa quả khác. Nếu như lượng GI trong đu đủ là 60, trong mít là 50-60, trong táo là 36, thì GI của thanh long rơi vào khoảng 48-52.


Có thể thấy, thanh long có chỉ số GI trung bình thấp, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn loại quả này trong chế độ ăn hợp lý. Thanh long chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường.


Tuy nhiên, như bất kỳ loại hoa quả có vị ngọt khác, tốt nhất, bạn không nên ăn quá nhiều thanh long cùng một lúc. Để bổ sung đủ xơ và khoáng chất trong thai kỳ, mẹ bầu nên kết hợp thanh long với các loại thực phẩm giàu chất xơ khác như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết nhé!

... Xem thêm
Tiểu đường thai kỳ có ăn thanh long được không?Tiểu đường thai kỳ có ăn thanh long được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
62
1
3
Xem thêm bình luận
Người bị tiểu đường có ăn mì tôm được không?

Người bị tiểu đường có ăn mì tôm được không? Mì tôm là một món ăn nhanh, gọn, tiết kiệm và quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, đây là thức ăn đóng gói có chứa nhiều tinh bột, chất béo xấu mà lại ít có chất xơ, đạm nên không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy, những người cần chú ý đến chế độ ăn như người bị tiểu đường ăn mì tôm được không? Câu trả lời là nên hạn chế và thay thế bằng các món giàu dinh dưỡng khác.


Mặc dù không nên ăn nhiều mì tôm nhưng người tiểu đường vẫn có thể thỉnh thoảng ăn mì tôm và hãy nấu kèm với các loại rau như rau cải, rau chân vịt... để bổ sung thêm chất xơ, làm giảm tác động đến lượng đường trong máu sau khi ăn. Tốt hơn hết, bạn nên thay thế mì tôm bằng các loại mì làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ, ít chất bột đường hơn như mì quinoa, mì semolina, mì kiều mạch.

Bữa sáng cho người tiểu đường:

... Xem thêm
Người bị tiểu đường có ăn mì tôm được không?Người bị tiểu đường có ăn mì tôm được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
3
Xem thêm bình luận
Sợi bánh canh truyền thống thường được làm từ sự

Người bị tiểu đường có ăn bánh canh được không?


Sợi bánh canh truyền thống thường được làm từ sự kết hợp của các loại bột gồm bột gạo, bột năng và bột mì. Ngày nay, bánh canh còn có nhiều loại mới được làm từ các loại bột rau củ tự nhiên với mục đích đem đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Thế thì người tiểu đường có ăn bánh canh được không, nên ăn loại nào tốt?


Thực chất, tùy vào nguyên liệu làm ra sợi bánh canh mà chỉ số đường huyết (GI) sẽ dao động khác nhau, nhưng nhìn chung GI sẽ ở mức trung bình. Đồng thời, tải lượng dường huyết (GL) của bánh canh cũng thuộc nhóm cao nên khả năng ăn bánh canh nhiều có thể làm biến động đường huyết tăng lên. Vậy nên, người bệnh tiểu đường vẫn ăn được bánh canh nhưng cần hạn chế lượng ăn, không ăn quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra đường huyết sau khi ăn để biết được mức độ tác động của món ăn lên lượng đường trong máu.

... Xem thêm
Sợi bánh canh truyền thống thường được làm từ sựSợi bánh canh truyền thống thường được làm từ sự
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
3
Xem thêm bình luận
Nước dừa được cho là rất phù hợp với người

Người bị tiểu đường có ăn được cùi dừa không?


Nước dừa được cho là rất phù hợp với người tiểu đường, thế còn cùi dừa thì sao? Phần cùi màu trắng ngà, có vị bùi ngậy, là món khoái khẩu của rất nhiều người. Liệu người tiểu đường có ăn được cùi dừa không? Câu trả lời là hoàn toàn được và ăn cùi dừa còn giúp ổn định đường huyết.


Việc ăn cùi dừa có thể giúp làm giảm đường huyết lúc đói và thay đổi vi khuẩn đường ruột để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Trong cùi dừa cũng chứa nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, giảm cholesterol ở người bị tiểu đường.

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Nước dừa được cho là rất phù hợp với ngườiNước dừa được cho là rất phù hợp với người
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
3
Xem thêm bình luận
Xôi là một món ăn phổ biến được làm chủ

Khi mắc bệnh tiểu đường có ăn xôi được không?


Xôi là một món ăn phổ biến được làm chủ yếu từ gạo nếp, kết hợp cùng các nguyên liệu khác để gia tăng thêm hương vị. Vậy, bệnh tiểu đường ăn xôi được không? Câu trả lời là nên hạn chế và tránh ăn liên tục món ăn này vì xôi thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) trung bình - cao, sẽ làm ảnh hưởng xấu đến mức đường huyết sau ăn.


Theo Viện dinh dưỡng TP.HCM, chỉ số đường huyết (GI) của một số loại xôi phổ biến như sau:

- Xôi gạo nếp cái: GI = 94

- Xôi nếp ngỗng: GI = 75

- Xôi nếp ngỗng lứt: GI = 63


Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI <= 55) và trung bình (GI = 56 - 69), đồng thời hạn chế các thực phẩm có GI cao (GI >= 70).

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Xôi là một món ăn phổ biến được làm chủXôi là một món ăn phổ biến được làm chủ
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
1
3
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ?

13

18

avatar
Dấu hiệu nào nhận biết mắc bệnh tiểu đường nặng?

10

14

avatar
Có phải em bị tiểu đường không? 

10

14

avatar
Gợi ý 20 món ăn bổ dưỡng cho người tiểu đường

10

11

avatar
 Tiền tiểu đường có chữa khỏi được không ạ?

9

12

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!